1. Hậu quả khi mất răng?

Mất răng sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc như:
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vấn đề ăn uống trở nên khó khăn do khoảng trống mất răng gây ra, thức ăn không được nhai nhỏ, dạ dày khó tiêu hóa.
- Khi mất răng, lực tác động, kích thích xương hàm phát triển sẽ không còn, một thời gian sau sẽ bị tiêu xương, làm da nhăn nheo, gây lão hóa khuôn mặt.
- Các răng bên cạnh răng đã mất xô lệch về khoảng trống mất răng khiến răng lung lay, khớp cắn lệch lạc.
- Một hàm răng đều sẽ giúp bạn phát âm rõ ràng, nếu mất răng cửa, bạn sẽ phát âm không được chuẩn xác, do mất đi sự tương quan giữa răng - môi - lưỡi, bị nói ngọng, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày.
- Mất răng còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây loạn khớp thái dương hàm, dễ bị đau đầu, đau vùng thái dương và các bệnh liên quan đến cổ - vai - gáy.
Vì thế, khi bị mất răng, bạn cần trồng lại răng càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
2. Phương pháp cấy ghép Implant là gì?
Trồng răng Implant là giải pháp thay thế chiếc răng đã mất bằng cách cấy trụ Titanium vào bên trong xương hàm. Sau khi trụ răng tích hợp với xương, bác sĩ sẽ gắn thân răng sứ lên trên và cố định lại bằng khớp nối Abutment là bạn đã có một chiếc răng mới hoàn chỉnh, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật.

Implant là một chiếc răng giả, có cấu tạo gồm 3 phần chính:
Trụ Implant: cấu tạo từ Titanium tinh khiết, an toàn đối với cơ thể, đảm bảo độ cứng chắc và ăn nhai tốt. Chức năng là một chân răng thật.
Khớp nối Abutment: giống như cổ răng, để kết nối giữa Titanium (Implant) và mão răng sứ.
Mão răng sứ: có hình dáng và chức năng như thân răng thật, gắn trên trụ Implant, thông qua khớp nối Abutment
3. Cấy răng Implant cần lưu ý những gì?
Chụp CT, kiểm tra tình trạng sức khỏe
Chụp phim CT toàn hàm là vấn đề cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện để xác định chính xác tình trạng xương hàm, xoang hàm và vị trí mất răng .
Dựa vào kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, thống nhất vị trí đặt trụ, để đặt Implant chuẩn xác và lựa chọn kích thước trụ Implant phù hợp.
Trường hợp mất răng lâu năm, bị tiêu xương nghiêm trọng thì sẽ phải nâng xoang, ghép xương, để đủ điều đặt trụ Implant.

Ghép xương hàm
Điều kiện trồng răng là mật độ và sức khỏe xương phải đảm bảo.
Kích thước xương hàm phải chuẩn, mật độ xương ổn định, không quá giòn hoặc quá xốp.
Chiều rộng của xương hàm phù hợp với trụ Implant mới tích hợp vào mô xương và chịu lực chắc chắn từ hoạt động ăn nhai, giúp cho răng Implant không bị đào thải và tồn tại vĩnh viễn trong môi trường miệng.
Nếu chất lượng xương không đạt yêu cầu, nhưng vẫn thực hiện trồng Implant thì có tỷ lệ đào thải rất cao.
Ngày nay, kỹ thuật ghép xương đã hỗ trợ trong việc phục hình Implant thành công.
Chọn loại Implant phù hợp

Lựa chọn loại trụ Implant để phục hình cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì mỗi loại Implant đều được sản xuất theo kỹ thuật riêng, để tối ưu hóa kết quả trồng răng. Nên lựa chọn theo nhu cầu của mỗi khách hàng:
Loại Implant Implant Hàn Quốc,... có chi phí vừa phải, tuy thời gian chờ lành thương và hoàn tất răng khá lâu, nhưng hiệu quả vẫn đảm bảo.
Ngoài ra, còn có những loại trụ tích hợp nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi như: Implant ETK Active hoặc Nobel Active … giảm xuống chỉ từ 1 đến 3 tuần, thì chi phí sẽ cao hơn một chút.
Bạn cần lựa chọn loại Implant chính hãng, phù hợp với nhu cầu của mình để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chế độ chăm sóc sau cấy ghép Implant

Tìm hiểu về chế độ chăm sóc sau khi trồng răng, để chủ động chăm sóc ngay sau khi thực hiện trồng răng.
- Chườm đá quanh vùng cấy ghép Implant để giảm sưng sau phẫu thuật.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ mềm, dễ nuốt
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ
- Không tự ý can thiệp vào vị trí ghép răng bằng lưỡi, ngón tay, không khạc nhổ.
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương vị trí phẫu thuật.
- Tái khám định kỳ 6 theo chỉ định của bác sĩ để vệ sinh răng, kiểm tra Implant.
Các đối tượng bị hạn chế trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp nhiều ưu điểm, nhưng không phải tất cả trường hợp mất răng đều thích hợp áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp không được trồng răng, cần lưu ý là:
Phụ nữ đang mai thai:
Trước khi ghép răng phải chụp phim x-quang, quá trình thực hiện cấy ghép phải gây tê, uống kháng sinh sau khi trồng răng Implant. Những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, nếu đang mang thai, bạn hãy đợi sau khi sinh mới thực hiện trồng răng.
Trẻ em chưa đủ 18 tuổi
Ở độ tuổi này, sự phát triển về xương hàm chưa được hoàn thiện, cấy ghép răng Implant sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Các bác sĩ khuyến cáo không nên cấy ghép Implant ở độ tuổi này.
Người mắc các bệnh mãn tính
Khi mắc các bệnh về: tiểu đường, bạch cầu, cường cận giáp cũng không nên trồng răng Implant, vì có thể làm chậm lành thương, dễ nhiễm trùng.
Người nghiện thuốc lá nặng:
Không nên trồng Implant, vì thuốc lá ngăn cản sự lành thương của xương, dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng. Muốn cắm Implant thì bệnh nhân phải bỏ thuốc lá trước và sau khi trồng Implant tối thiểu là 2 tháng.
Khe răng bị mất quá hẹp
Nếu khoảng không gian tại vị trí mất răng quá hẹp, độ cao không đủ, việc cắm trụ Implant vào xương hàm sẽ không được đều, đẹp.
Xương hàm đủ tiêu chuẩn:
Làm khả năng tích hợp xương với trụ không cao, trụ răng dễ bị đào thải sau một thời gian.
Lựa chọn nha khoa uy tín

Một cơ sở nha khoa đủ tiêu chuẩn cấy ghép Implant, sẽ giúp ca trồng răng thành công và đạt hiệu quả sử dụng cao sau khi cấy ghép, bạn cần chọn Nha khoa đảm bảo những yếu tố sau:
- Được sở Y tế cấp phép về chuyên môn cấy ghép Implant.
- Đội ngũ bác sĩ điều trị có kinh nghiệm thực tế
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
- Chế độ hỗ trợ, bảo hành, chăm sóc khách hàng chu đáo.
- Trồng răng Implant là một kỹ thuật phục hình răng giả bằng công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay, có thể khắc phục tối đa nhược điểm của các phương pháp trồng răng truyền thống. Nếu đang có nhu cầu trồng răng Implant, bạn nên lưu ý một số kiến thức cơ bản, để chủ động chăm sóc sức khỏe của mình, trước khi trồng răng và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong và sau quá trình cấy ghép răng nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Trồng Răng Implant Mất Bao Lâu?