Niềng răng là cả một quá trình dài với nhiều công đoạn và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi rất nhiều thời gian để đưa những chiếc răng về vị trí mong muốn. Vì thế, việc tìm hiểu kỹ các giai đoạn trong quá trình niềng răng sẽ giúp bạn hình dung ra được các công đoạn và tiến trình dịch chuyển, nhờ đó chuẩn bị sẵn tâm lý trước khi thực hiện. Một quy trình niềng răng thông thường sẽ bao gồm 6 giai đoạn với các bước như sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để xác định tình trạng răng cũng như xương hàm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn loại mắc cài phù hợp với mong muốn và khả năng tài chính của bạn.

Chụp X-quang sẽ hiển thị toàn bộ cấu trúc xương hàm và răng, giúp bác sĩ xác định giải pháp điều trị tốt nhất
2. Giai đoạn đặt chun tách kẽ/ nhổ răng
Thông thường, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện giai đoạn đặt chun tách kẽ và nhổ bỏ răng thừa nếu cần thiết. Đặt chun tách kẽ sẽ tạo ra khoảng cách giữa các răng hàm, nhờ đó hỗ trợ cho thao tác gắn mắc cài và giúp răng dễ dàng dịch chuyển vào vị trí mong muốn hơn. Quá trình đặt chun tách kẽ có thể gây ê nhức một chút, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 2 ngày và bạn có thể ăn nhai bình thường.

Chun tách kẽ giúp tạo khoảng cách giữa các răng cối lớn, nhờ đó răng sẽ dễ dàng dịch chuyển hơn
Đối với những trường hợp răng hô, khấp khểnh, việc nhổ răng thừa sẽ giúp thu gọn khuôn hàm của bạn, cải thiện tình trạng hô móm hiệu quả và đưa răng về đúng vị trí.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cần thực hiện giai đoạn nhổ răng hay đặt chun tách kẽ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà trong 3 tháng đầu của quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ tính toán xem có cần nhổ răng hay đặt chun tách kẽ không.
3. Giai đoạn gắn mắc cài
Giai đoạn gắn mắc cài là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo kết quả tốt nhất. Trước tiên, các mắc cài sẽ được gắn lên răng theo quy trình như sau:

Quy trình gắn mắc cài lên răng được thực hiện theo 7 bước như sau
- Bước 1: Vệ sinh răng miệng tổng quát
- Bước 2: Bôi acid lên răng để tạo bề mặt bám dính thích hợp
- Bước 3: Rửa sạch acid, làm khô răng
- Bước 4: Bôi keo dán mắc cài chuyên dụng lên răng
- Bước 5: Bôi xi măng lên mặt sau của mắc cài
- Bước 6: Dán mắc cài lên răng, loại bỏ xi măng thừa
- Bước 7: Chiếu đèn quang trùng hợp để kích thích sự kết dính
Khi mắc cài đã bám chặt và ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành xỏ dây cung thông qua các rãnh trên mắc cài và sử dụng chun buộc chuyên dụng để cố định chúng. Thông thường, toàn bộ quy trình này sẽ cần khoảng 2 tiếng để hoàn tất vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý sao cho thoải mái nhất.
4. Giai đoạn định hình răng
Việc gắn mắc cài không hề gây đau đớn, tuy nhiên sau vài ngày khi răng của bạn đã bắt đầu có sự dịch chuyển, bạn có thể cảm thấy khó chịu và đau rát do lưỡi và má thường xuyên bị cọ sát vào mắc cài. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì đã có sự hỗ trợ của sáp nha khoa và cảm giác này cũng sẽ dần biến mất sau 1 tuần.
Việc định hình răng cũng khá phức tạp nếu răng của bạn quá khấp khểnh hay bạn cần phải nhổ bỏ răng thừa. Những trường hợp như vậy sẽ cần đến sự hỗ trợ của minivis (khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn ốc bằng vật liệu titanium). Bác sĩ sẽ đặt minivis này vào xương hàm để làm neo giữ cố định, tiếp đó gắn chun lên để kéo những chiếc răng còn lại dịch chuyển vào đúng vị trí.

Gắn minivis giúp đẩy nhanh tiến trình niềng răng, rút ngắn thời gian đeo niềng
Sự hỗ trợ của minivis có thể giúp đẩy nhanh giai đoạn định hình răng và rút ngắn thời gian niềng răng xuống còn 1-2 năm. Thời gian gắn vít rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10 phút/ mỗi vít và bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhẹ. Tình trạng khó chịu cũng sẽ biến mất sau khoảng 3 ngày với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.
5. Giai đoạn tái khám theo chu kỳ
Việc tái khám định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo sự dịch chuyển của răng có đúng như hiệu quả mong muốn hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám 1 tháng/ lần để theo dõi sự dịch chuyển của răng. Bên cạnh đó, những sợi chun cố định dây cũng theo thời gian cũng bị dãn và không tạo đủ áp lực để kéo răng. Vì thế, trong những lần hẹn tái khám, bác sĩ sẽ thay mới chun và điều chỉnh lại dây cung cho chắc chắn.

Bạn sẽ thấy rõ kết quả dịch chuyển răng sau mỗi lần hẹn tái khám
Trong quá trình tái khám, bác sĩ cũng sẽ đánh giá và đo lường mức độ di chuyển của răng để đưa ra bước điều trị tiếp theo. Đây cũng là lúc bạn cảm nhận được răng bắt đầu chạy vào đúng vị trí mong muốn, các răng được xếp ngay ngắn, khung xương hàm được mở rộng và khớp cắn hài hòa hơn.
6. Giai đoạn kết thúc điều trị
Sau khi trải qua nhiều lần hẹn lịch tái khám, khi nhận thấy hàm răng đã hoàn toàn ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. Quy trình tháo mắc cài rất đơn giản và không hề gây đau đớn, tuy nhiên bạn có thể sẽ cảm thấy ê răng khi nha sĩ tiến hành loại bỏ lượng xi măng nha khoa còn thừa trên răng.

Bác sĩ loại bỏ lượng xi măng nha khoa còn thừa và làm sạch răng
Việc niềng răng trong một khoảng thời gian dài cũng có thể khiến cho bạn khó vệ sinh vì vậy răng có thể bị ngả màu và tích tụ cao răng. Bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách lấy sạch cao kết hợp đánh bóng hoặc tẩy trắng răng nếu cần thiết.
7. Giai đoạn đeo hàm duy trì sau điều trị
Sau khi tháo niềng, xương hàm và răng vẫn chưa hoàn toàn tích hợp vì vậy răng vẫn có xu hướng bị chạy lại về vị trí cũ. Chính vì thế, việc đeo hàm duy trì là điều rất cần thiết để đảm bảo độ ổn định cho răng. Trong 6 tháng đầu tiên, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì 24/24 nhưng sau giai đoạn này, bạn chỉ cần đeo vào buổi tối khi đi ngủ. Việc bạn phải mang hàm duy trì trong bao lâu sẽ tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ.

Đeo hàm duy trì sau quá trình niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất
Trên đây là chi tiết từng giai đoạn trong quá trình niềng răng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan về từng giai đoạn, hãy liên hệ ngay tới Nha khoa Delia để được các chuyên gia giải đáp qua Hotline: 0763296666