1. Niềng răng Silicon Trainer là gì?

Là công cụ giúp chỉnh răng tại nhà dành cho trẻ từ 5-10 tuổi. Giải pháp này có tác dụng ngăn chặn một số thói quen xấu của trẻ như thở bằng miệng, mút tay, mút môi, đẩy lưỡi… nhờ đó tránh được các tác hại lên răng như bị thưa, mọc lệch hoặc thụt vào trong; sai lệch khớp cắn…
Cách sử dụng hàm Silicon trainer không phức tạp, bố mẹ có thể giúp con đeo hàm tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bằng cách đặt hàm Silicon vào miệng, sau đó cho trẻ cắn nhẹ cho đến khi hàm vừa khít với răng.
2. Niềng răng trainer có hiệu quả không?

Hàm trainer thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi, khi trẻ chưa thay hết răng để điều hướng các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hạn chế nguy cơ răng bị hô, lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của trẻ về sau.
Hàm Silicon Trainer còn hạn chế những thói quen xấu như đầy lưỡi, mút tay, chống cằm… làm sai lệch cấu trúc răng của trẻ em.
Khác với các loại niềng răng sử dụng mắc cài, dây cung… hàm trainer là các khay niềng, ôm sát với hàm răng với mục đích nắn chỉnh răng về đúng vị trí.
3. Niềng răng trainer có tốt không?

Việc đeo các hàm trainer silicon có thể giúp điều hướng các răng mọc sai lệch khớp cắn về đều và đúng khớp cắn giúp trẻ bị sai lệch răng không cần niềng răng khi trưởng thành hoặc sẽ rút ngắn được thời gian niềng răng.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hạn chế những thói quen xấu có thể làm răng bị hô, móm, thưa hay lệch lạc khi trưởng thành như đẩy lưỡi, mút tay, bú bình, chống cằm…
Loại hàm này cũng ít gây đau nhức hay khó chịu cho trẻ vì chất liệu khá mềm dẻo.
Tuy nhiên, niềng răng Silicon vẫn có những hạn chế mà cha mẹ cần lưu ý trước khi cho con mình sử dụng:
- Chỉ dùng nắn chỉnh răng cho trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 5 đến 10. Khi qua giai đoạn này thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì khi trưởng thành, cấu trúc răng và xương hàm sẽ cứng dần nên cần sử dụng khí cụ chỉnh răng chắc chắn hơn với phác đồ điều trị trực tiếp từ Bác sĩ.
- Các loại hàm trainer sử dụng cho trẻ nhỏ cần phải có chỉ định của Bác sĩ. Nếu tự ý mua hàm trainer có thể gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn và sự phát triển cung răng, xương hàm của trẻ.
- Hàm trainer chỉ là một bước để cải thiện và ngăn ngừa những thói quen xấu chứ không thể khắc phục hoàn toàn khiếm khuyết ở răng của bé.
4. Niềng răng trainer giá bao nhiêu?

Hiện nay, hàm Silicon có giá bán trung bình khoảng vài trăm đến khoảng 1 triệu đồng/ hàm. Vì chi phí rất thấp nên nhiều người có nhu cầu niềng răng đang rất quan tâm đến phương pháp này với mong muốn tiết kiệm chi phí chỉnh nha.
Tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng phương pháp niềng răng này, nhất là với hàm Silicon giá rẻ mà không rõ nguồn gốc.
Nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ thì việc đeo hàm sai cách có thể bị lòi chân răng, răng lung lay, thậm chí lệch xương hàm... dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về sau như: khó nhai, đau thái dương hàm, răng rụng hoặc mất răng sớm.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng hàm Silicon, bạn nên trực tiếp đưa trẻ đến phòng khám Nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể. Ngoài ra nên mua sản phẩm chính hãng để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Tham khảo thêm bài viết: Niềng răng Silicon trainer cho người lớn có thật sự hiệu quả không?