Niềng răng

Niềng răng nên ăn gì? Thực đơn cho người niềng răng

I. Niềng răng nên ăn gì? Thực đơn cho người niềng răng

  1. Trước khi niềng răng nên ăn gì?

Thực tế, bạn không cần kiêng khem quá nhiều trước khi bắt đầu hành trình niềng răng. Nếu được thì hãy ăn uống thả ga những món mà mình yêu thích vì có thể sau khi đeo niềng sẽ có một số đồ ăn bị hạn chế. 

Điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo bản thân đã ăn no và đầy đủ chất dinh dưỡng để không xảy ra vấn đề gì trong suốt quá trình thực hiện. Quá trình niềng răng sẽ diễn ra trong 1 - 3 tiếng và sau khi kết thúc bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và mỏi miệng. Lúc này có thể bạn sẽ cảm thấy “lười” ăn, chán ăn. Tuy nhiên, bạn nên ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

trước khi niềng răng nên ăn gì

Một số thực phẩm được khuyên dùng trước khi niềng răng nên ăn gì là: 

  • Các loại đồ ăn chứa tinh bột và protein như cơm, xôi, thịt bò, thịt heo…
  • Các loại rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và khoáng chất.
  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi giúp tái tạo men răng và làm cho răng chắc khoẻ như trứng, cá, sữa...
  1. Mới niềng răng nên ăn gì?

Sau khi niềng răng sẽ có một số món ăn không thể ăn được hoặc do bạn chưa quen với sự thay đổi trên răng nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn nhai. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp việc ăn uống dễ dàng hơn, bạn nên tuân thủ theo các tiêu chí sau: mềm, dễ nhai, ít đường, ít cặn bám.

Tuy trong thời gian này có một số hạn chế về thức ăn nhưng bạn cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi vì đây là dưỡng chất rất tốt cho xương.

mới niềng răng nên ăn gì

Người mới niềng răng nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo một số món dưới đây như: 

  • Các món ăn được làm từ trứng;
  • Cơm mềm, mỳ hoặc ngũ cốc;
  • Cháo nấu cùng rau củ, thịt xay nhuyễn;
  • Thịt viên, hải sản viên được nấu nhừ;
  • Rau củ hầm nhừ hoặc luộc mềm;
  • Một số loại thịt như bít tết thì nên cắt nhỏ để dễ nhai dễ nuốt;
  • Trái cây cắt nhỏ hoặc ép lấy nước;
  • Có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

II. Niềng răng không nên ăn gì?

niềng răng không nên ăn gì

Bên cạnh việc người niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần tránh xa một số thực phẩm dưới đây để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đúng lộ trình và hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng. Cụ thể là: 

  • Các thực phẩm giòn như: đồ chiên, bột chiên…
  • Các loại đồ ăn dẻo như: kẹo cao su, bánh dày, bánh nếp…
  • Các thức ăn cứng như: xương, giò, gân…
  • Các loại hạt như: hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa…
  • Các thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, mật ong. Nếu có dùng thì nên súc miệng sạch sẽ khi uống để vệ sinh khoang miệng, tránh để chất ngọt bám dính gây bệnh răng miệng. 
  • Các thức uống có gas, đồ uống có cồn và các loại có màu.

III. Những người niềng răng nên chú ý những gì?

Ngoài chú ý vấn đề niềng răng nên ăn gì, sau khi niềng răng ăn gì thì việc kiêng gì sau khi niềng răng cũng rất quan trọng. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến cả quá trình bị ngừng lại hoặc lệch theo chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng và bạn sẽ phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để điều chỉnh lại

những người niềng răng nên chú ý những gì

Một số lưu ý bạn nên ghi nhớ để chăm sóc răng niềng tốt nhất:

  • Vệ sinh răng miệng

Bất kỳ loại thực phẩm nào tồn tại trên bề mặt răng nhưng không được làm sạch cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là trong quá trình niềng răng. Chúng sẽ trở thành nguồn gốc sản sinh ra các vi khuẩn răng miệng, từ đó dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu… 

Do đó, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng cẩn thận và đầy đủ 3 lần/ ngày; sử dụng thêm nước súc miệng và tăm nước hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn sót lại; đồng thời nên lấy cao răng định kỳ để bảo vệ răng tối ưu. 

  • Tránh những tác động mạnh đến hàm răng

Một số tác động xấu cho răng như nhai hoặc cắn nước đá; dùng răng bật nắp chai; tham gia những môn vận động mạnh nhưng không sử dụng hàm bảo vệ… cần nên loại bỏ càng sớm càng tốt. Vì chúng đều không tốt cho răng khi niềng bởi sẽ làm bung sút hoặc gãy khí cụ chỉnh nha. Nặng hơn các khí cụ này sẽ đâm vào môi, má, lưỡi làm trầy xước, chảy máu.  

  • Loại bỏ các thói quen xấu

Các thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng… sẽ gây lệch lạc cho răng và làm mòn mặt nhai; đồng thời ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cũng cần được khắc phục và loại bỏ.  

Nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu của bác sĩ và quan tâm đến chế độ ăn uống để bảo vệ hàm răng tốt nhất cũng như đạt hiệu quả niềng răng cao. Nếu có dấu hiệu nào bất thường thì hãy liên hệ ngay với trung tâm nha khoa uy tín Delia để được tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời nhé!

Mặc dù, chúng ta đã nghe rất nhiều về phương pháp niềng răng nhưng đôi khi vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó để chuẩn bị tư tưởng thật tốt trước khi bước vào hành trình tìm kiếm nụ cười tươi mới. Vậy niềng răng cần phải biết những gì? Bài viết Chia sẻ kinh nghiệm niềng răng sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn. Cùng theo dõi nhé!

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí