1. Niềng răng mắc cài sứ là gì?
Niềng răng mắc cài sứ cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, cũng sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun, minivis… để kéo các răng sai lệch dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm; giúp hàm răng trở nên hài hòa và thẳng đều hơn.
Khác với mắc cài kim loại, mắc cài sứ được chế tạo hoàn toàn từ sứ, có màu gần giống với màu răng thật nên giúp tăng độ thẩm mỹ cho người niềng răng. Nhờ đó, người đeo niềng có thể cảm thấy thoải mái, tự tin giao tiếp mà không quá lo lắng sợ lộ mắc cài như trước nữa.

Niềng răng sứ cũng có 2 loại hình thức là mắc cài sứ truyền thống và mắc cài sứ tự động (mắc cài sứ tự buộc).
Niềng răng mắc cài sứ truyền thống có cấu tạo gồm dây cung làm từ niken trong suốt xuyên qua các rãnh mắc cài bằng sứ và được cố định bằng dây thun.
Với hình thức này, dây cung không thể tự duỗi thẳng ra khi răng di chuyển do bị cố định bởi thun nha khoa. Do đó, bệnh nhân sẽ phải tái khám sau 3 - 4 tuần để bác sĩ chỉnh lại dây cung. Và sau mỗi lần siết dây, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu trong 1 - 2 ngày đầu.
Đây được xem là sự cải tiến thông minh so với mắc cài buộc bằng dây thun do dây cung có thể di chuyển tự trong rãnh mắc cài. Nhờ vậy giúp giảm bớt sự đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân; đồng thời cũng góp phần giảm thời gian chỉnh nha và số lần tái khám.
2. Ưu - nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

Là một trong những phương pháp được đông đảo khách hàng có nhu cầu chỉnh nha lựa chọn, niềng răng mắc cài sứ sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
Mắc cài làm hoàn toàn từ sứ, có màu sắc tương đồng như răng thật nên sẽ giúp bạn “che dấu” hiệu quả tình trạng niềng răng, người đối diện sẽ khó nhận ra nếu không chú ý kỹ. Từ đó, người đeo niềng sẽ không còn cảm giác tự ti và khó chịu như khi mang “mắc cài sắt” giao tiếp với mọi người.
So với niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ lành tình và an toàn hơn. Loại sứ được dùng để chế tạo mắc cài đều là những vật liệu sứ cao cấp, đảm bảo không gây kích ứng trong khoang miệng. Đồng thời, mắc cài sứ ít có gờ cạnh nên sẽ không làm vướng víu, chà xát hay trầy xước cho môi, má trong, nướu…
Mắc cài sứ cũng có khả năng khắc phục được các tình trạng răng mọc sai lệch như hôm móm, thưa thớt, khấp khểnh hay lệch lạc ở mức độ nhẹ và vừa, mang đến cho bạn một hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ và an toàn.
Hơn nữa, dù mắc cài được làm bằng sứ nhưng có thể chịu được tác động lực kéo lớn, khó bị vỡ, bị hỏng khi tác động của lực kéo hoặc khi ăn nhai đồ ăn dai cứng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì mắc cài sứ cũng tồn tại một số hạn chế mà bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn, đó là:
- Thời gian tạo khuôn của mắc cài sứ lâu hơn so với mắc cài kim loại nên giá niềng răng mắc cài sứ sẽ đắt hơn.
- Mặc dù, chất liệu sứ có thể dễ dàng làm sạch; tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, vệ sinh sơ sài thì việc nhiễm màu mắc cài gây mất thẩm mỹ hoàn toàn có thể xảy ra.
- Mối chốt niềng răng của mắc cài sứ lớn hơn một chút so với các loại hàm khác nên sẽ mang đến cảm giác hơi cộm cho khách hàng.
3. Niềng răng mắc cài sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình niềng răng mắc cài sứ sẽ gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân để từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang đến kết quả tốt nhất sau điều trị.
Bước 2: Chụp phim
Nhằm chẩn đoán chính xác cấu trúc xương hàm để đưa ra lộ trình điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim cho bệnh nhân.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng
Khi bệnh nhân đồng ý với phương pháp mà bác sĩ tư vấn thì sẽ được tiến hành vệ sinh vùng khoang miệng để loại bỏ các mảng bám tồn đọng trên răng nhằm tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc trong quá trình niềng răng.
Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… thì bác sĩ sẽ phải điều trị triệt để rồi mới tiến hành niềng răng.
Bước 4: Đặt thun tách kẽ và gắn mắc cài
Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ trước; sau đó khoảng 1 tuần bạn sẽ được gắn mắc cài và dây cung lên bề mặt răng.
Bước 5: Dặn dò
Sau khi hoàn tất quá trình gắn niềng răng, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng hiệu quả; đồng thời, bạn sẽ được đặt hẹn cho lần thăm khám tiếp theo để bác sĩ kiểm tra quá trình răng dịch chuyển sau 3 - 4 tuần.
Bước 6: Tháo mắc cài
Khi các răng mọc sai lệch đã về đúng vị trí và ổn định trên cung hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn nên đeo hàm duy trì thường xuyên như lời dặn của bác sĩ để tránh tình trạng răng quay về vị trí cũ.
4. Niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu tiền?

Bên cạnh chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị thì niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu cũng được đông đảo khách hàng quan tâm để cân nhắc mức chi phí phù hợp.
Hiện tại, niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ có mức giá từ 30 - 45 triệu đồng cho cả hai hàm. Tuy nhiên, chi phí này chỉ là mức giá để bạn tham khảo, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, các bệnh lý răng miệng (nếu có) và bảng giá của từng nha khoa.
Do đó, cách tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng đến thăm khám để được bác sĩ trực tiếp kiểm tra và tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị cũng như chi phí niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân.
Niềng răng mắc cài sứ có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là về giá trị thẩm mỹ cao nên được sử dụng khá phổ biến. Nếu muốn niềng răng để cải thiện hàm răng, nụ cười của mình nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ, mang một tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng thì bạn hãy thử cân nhắc giải pháp niềng răng mắc cài sứ này nhé!
Tham khảo thêm một giải pháp niềng răng thẩm mỹ khác ở bài viết sau Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt giá bao nhiêu?