1. Niềng răng mắc cài mặt trong là gì?

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) có cấu tạo giống niềng răng mắc cài kim loại, hỗ trợ nắn chỉnh hàm răng lệch lạc, hô, thưa, móm hoặc sai khớp cắn nhờ hệ thống các mắc cài và dây cung tạo ra lực kéo phù hợp để đưa các răng về đúng vị trí ngay ngắn trên hàm.
Điểm khác biệt của phương pháp này là mắc cài được gắn vào mặt trong của răng để tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng vừa có thể niềng răng, vừa tự tin khi giao tiếp.
2. Ưu - nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong được nhiều khách hàng lựa chọn vì những ưu điểm sau:
- Đảm bảo độ thẩm mỹ trong quá trình niềng răng. Phù hợp với những khách hàng thường xuyên xuất hiện trước đám đông hoặc thường xuyên giao tiếp. Quá trình chỉnh răng sẽ không ảnh hưởng đến công việc và vẫn đảm bảo vấn đề thẩm mỹ cho người chỉnh nha.
- Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao, giúp khắc phục khiếm khuyết: hô, móm, thưa, lệch lạc của răng… bằng lực siết được tác dụng từ hệ thống dây cung gắn trên mắc cài, giúp chỉnh răng sai lệch về đúng vị trí trên hàm.
- Niềng răng mặt trong áp dụng cho mọi trường hợp khiếm khuyết về răng, có thể khắc phục những ca chỉnh răng từ đơn giản đến phức tạp, mang lại hàm răng đều, chuẩn khớp cắn cùng nụ cười tự tin.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì niềng răng mắc cài kim loại mặt trong cũng còn một số hạn chế như:
- Do mắc cài gắn ở mặt trong nên thời gian đầu đeo niềng răng sẽ có cảm giác khó chịu vì sự xuất hiện của mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng hết sau một tuần. Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa bôi lên những vị trí dễ va chạm với môi, má, nướu, lưỡi… để bớt khó chịu hơn.
- Niềng răng bằng mắc cài mặt lưỡi sẽ khó vệ sinh răng miệng hơn vì mắc cài được gắn ở bề mặt trong của răng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần khéo léo và tỉ mỉ hơn một chút trong việc vệ sinh răng miệng thì sẽ không quá khó khăn và sẽ quen dần vào những ngày sau. Ngoài ra nên sử dụng thêm tăm nước, bàn chải kẽ và nước súc miệng để hỗ trợ chăm sóc răng miệng sạch sẽ hơn.
- Chi phí niềng răng mắc cài kim loại mặt trong cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài truyền thống do niềng răng mắc cài mặt trong đòi hỏi kỹ thuật cao và sự hỗ trợ của những máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả tốt nhất.
3. Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong

Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong gồm những bước cụ thể sau:
Bước 1: Khám và chụp phim để xác định tình trạng răng miệng, kiểm tra khớp cắn và vị trí các răng của bệnh nhân.
Bước 2: Dựa vào kết quả khám và phim chụp, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị chi tiết cho mỗi bệnh nhân.
Bước 3: Bác sĩ tiến hành lấy dấu mẫu răng bằng thạch cao và gửi mẫu về phòng Labo để thiết kế mắc cài.
Bước 4: Gắn mắc cài vào mặt trong của răng, sau đó sử dụng keo để cố định chắc chắn lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp, rồi đặt dây cung lên trên rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun chuyên dụng.
Bước 5: Tái khám định kỳ từ 3 đến 6 tuần/ lần để kiểm tra, thay dây cung và thun, chỉnh lại lực siết, vệ sinh răng miệng, cạo vôi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng của khách hàng.
Bước 6: Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ được tháo mắc cài rồi đeo hàm duy trì để cố định răng. Chú ý tái khám đúng định kỳ để kiểm tra độ ổn định của răng.
4. Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài mặt trong là kĩ thuật khó phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ. Vì với phương pháp này, bác sĩ sẽ phải thực hiện ở mặt trong của răng thay vì mặt ngoài nên phức tạp và khó hơn so với kỹ thuật niềng răng truyền thống nên chi phí điều trị khá cao, dao động từ 80 đến 110 triệu/ ca, tùy vào từng mức độ sai lệch của răng.
Do tính chất phức tạp của phương pháp niềng răng mặt trong đặt và cố định dây cung, điều chỉnh lực siết nên đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ cũng như kỹ thuật chuyên sâu của bác sĩ. Để thực hiện niềng răng bằng phương pháp này, bạn hãy lựa chọn một Nha khoa uy tín để quy trình làm răng diễn ra hiệu quả và an toàn nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Niềng răng không mắc cài có hiệu quả không? giá bao nhiêu