Niềng răng

Niềng răng hàm dưới được không? Bao nhiêu tiền?

1. Niềng răng hàm dưới là gì?

niềng răng hàm dưới là gì

Niềng răng hàm dưới là giải pháp sử dụng các loại khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng… để tạo ra lực tác động kéo hoặc đẩy những răng mọc lộn xộn, lệch lạc di chuyển về vị trí mong muốn, mang đến một hàm răng thẩm mỹ, khớp cắn hài hoà và gương mặt cân đối.

Niềng răng hàm dưới đang là xu thế được nhiều người sử dụng khi chỉ mắc khuyết điểm ở một hàm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. Thế nhưng, không phải tình trạng răng nào cũng có thể áp dụng niềng răng một hàm. Dù cho răng bạn mọc sai lệch chỉ một hàm nhưng nếu lệch lạc quá nhiều, 2 bên xương hẹp hoặc trong quá trình điều trị khớp cắn không cân xứng với nhau thì bắt buộc phải niềng 2 hàm để cân đối lại. Bởi nếu niềng răng 1 hàm dưới mà không có sự trùng khớp thì việc ăn uống của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày và gây ra những bệnh lý không mong muốn cho sức khỏe. 

2. Các phương pháp niềng răng hàm dưới

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp niềng răng chỉnh nha phù hợp cho niềng răng hàm dưới hoặc trên hoặc cả hai hàm. Đó là: 

  • Niềng răng mắc cài kim loại

niềng răng mắc cài kim loại

Đây là loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người lựa chọn để sở hữu một hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ. Các mắc cài kim loại và dây cung sẽ được gắn trên bề mặt thân răng và được cố định lại bằng dây thun hoặc hệ thống mắc cài đóng mở tự động. Những loại khí cụ này sẽ tạo lực dịch chuyển để kéo các răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cho hầu hết các khuyết điểm của răng từ nhẹ tới phức tạp với mức chi phí đầu tư phù hợp. Loại hình niềng răng này có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. 

  • Niềng răng mắc cài sứ

niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp cải tiến của niềng răng mắc cài kim loại nên có cấu tạo và cơ chế hoạt động tương tự. Điểm khác biệt là các mắc cài và dây cung “xấu xí” sẽ được thay thế lần lượt bằng mắc cài sứ và dây cung màu trắng thẩm mỹ, phù hợp cho những ai có yêu cầu cao về ngoại hình. Ngoài ra, nếu như khi mang mắc cài kim loại, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng cọ xát, làm tổn thương vùng mô mềm bên trong khoang miệng thì với mắc cài sứ việc này sẽ không xảy ra do bề mặt mắc cài trơn láng, nhẵn mịn.

  • Niềng răng mặt trong

niềng răng mặt trong

Trong trường hợp bác sĩ chỉ định bạn có thể niềng răng hàm dưới thì niềng răng mặt trong cũng là một trong những lựa được ưa chuộng. Mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của thân răng nên người đối diện sẽ rất khó phát hiện bạn đang niềng răng. Phương pháp này rất phù hợp cho những cá thể có mong muốn niềng răng nhưng lại sợ lộ mắc cài, làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số nhược điểm, đó là lưỡi dễ cọ xát với mắc cài nên sẽ bị tổn thương, chảy máu; việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn và bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn trong điều trị.

  • Niềng răng khay trong suốt

niềng răng khay trong suốt

Niềng răng không mắc cài là loại niềng răng sử dụng bộ khay niềng trong suốt được chế tác dựa trên mẫu răng hàm và kích thước khuôn hàm của từng người. Niềng răng khay trong suốt mang đến nhiều ưu điểm về sự tiện lợi như tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm thời gian thăm khám, ăn nhai và vệ sinh dễ dàng và đạt hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm trên thì mức chi phí bỏ ra không hề rẻ nên sẽ là sự cản trở cho khá nhiều người. 

3. Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu?

niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu

Niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi có nhu cầu thực hiện dịch vụ này. Mức chi phí niềng răng hàm dưới sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như loại hình niềng răng mà bạn chọn, tình trạng răng lệch lạc như thế nào…

Thông thường, chi phí niềng răng 1 hàm sẽ được tính bằng 60% so với niềng răng cả 2 hàm. Tuy nhiên, để biết chính xác mức phí mà bạn cần phải thanh toán khi áp dụng niềng răng 1 hàm thì cách tốt nhất nên đến thăm khám tại nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và thông báo cụ thể giá niềng răng hàm dưới cho bạn. 

4. Có nên niềng răng hàm dưới không?

Niềng răng hàm dưới có thể thực hiện được nếu như hàm trên đã đạt chuẩn, các răng mọc đều, ngay ngắn. Tuy nhiên, rất khó để xác định đúng tình trạng của bạn có đạt yêu cầu để niềng răng hàm dưới nếu chỉ dựa vào việc quan sát bằng mắt thường. 

Bởi lẽ, cấu trúc hai hàm luôn phải được thống nhất, có sự tương quan qua lại lẫn nhau để đem đến một khớp cắn hoàn hảo, phục vụ cho việc ăn nhai tốt nhất. Do đó, rất ít trường hợp bác sĩ cho phép bệnh nhân niềng 1 hàm vì đôi khi sẽ cho ra kết quả không như mong muốn. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha của toàn hàm. Cụ thể là: 

  • Niềng răng một hàm sẽ dẫn đến sự không cân xứng giữa hai hàm, ảnh hưởng đến kết cấu toàn hàm và thẩm mỹ của cằm, khuôn mặt.
  • Niềng răng một hàm còn dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, hai hàm không tương thích nhau khiến quá trình ăn nhai giảm sút, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thân thể.
  • Trong một số trường hợp, ban đầu bệnh nhân có thể niềng răng 1 hàm được thế nhưng trong quá trình điều trị phát sinh những sai sót khác nên buộc phải niềng thêm hàm kia để cân chỉnh lại. Từ đó làm kéo dài thời gian niềng răng dự kiến ban đầu. 

Chính vì những tác hại trên mà phần lớn các nha sĩ và chuyên gia chỉnh nha khuyên bạn nên niềng cả hai hàm để đảm bảo kết quả tốt nhất, tránh những sai lệch khác. Đồng thời, giúp bạn tiết kiệm thời gian điều trị hơn và có một hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn hơn so với niềng răng hàm dưới. 

Trên đây là một số thông tin về niềng răng hàm dưới mà bạn đang tìm kiếm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với nha khoa Delia chúng tôi để nhận được lời giải đáp sớm nhất nhé! 

 

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, việc lưu giữ kết quả là rất quan trọng. Do đó, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả niềng răng cho bạn. Vậy loại hàm này là như thế nào? Có cần thiết phải đeo hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết tiếp theo Hàm duy trì là gì? Giá bao nhiêu?

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí