Niềng răng

Những thói quen xấu khi niềng răng bạn cần tránh

1. Các bạn có xu hướng muốn che đi mắc cài trong miệng

Khi niềng răng, trong khoang miệng của bạn sẽ được gắn những khí cụ niềng răng và rất nhiều người muốn che đi những chiếc mắc cài, dây niềng. Chính vì vậy, thói quen phồng mồm để mím môi nhằm che đi niềng răng trong miệng sẽ hình thành dần. Niềng răng kéo dài 2 năm nên nếu làm điều này thường xuyên như vậy thì sau khi tháo niềng mồm bạn sẽ bị phồng lên theo như thói quen khi vẫn có niềng.

bạn có xu hướng muốn che đi mắc cài trong miệng

2. Dùng lưỡi làm ướt mắc cài 

Nếu bạn nói chuyện trong 1 khoảng thời gian dài khi đeo niềng, mắc cài sẽ bị khô và điều này sẽ khiến môi bạn khó có thể di chuyển lên xuống và khiến mắc cài bị mắc lại. Khi trường hợp này xảy ra bạn sẽ có xu hướng cố để kéo môi xuống, điều này khiến mắc cài gây xước phần lợi dưới môi. Ngoài ra, khi mắc cài bị khô, rất nhiều bạn có xu hướng sử dụng lưỡi để liễm nhằm làm ướt mắc cài. Chính điều này sẽ gây tổn thương lưỡi của bạn.

3. Ăn uống thả ga khi đang niềng răng

Một nguyên tắc khi niềng răng là bệnh nhân phải hạn chế ăn những thực phẩm cứng, ăn những đồ ngọt như kẹo, caramel vì chúng sẽ tác động đến niềng răng, có thể làm tuột mắc cài, đứt dây cung… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn khi niềng răng vẫn giữ tâm lý như trước khi niềng răng, vẫn ăn uống thả ga, ăn các món ăn như sườn, các loại bánh cứng, kẹo… Những loại thực phẩm này sẽ mắc lại trên mắc cài, khiến mắc cài dễ bị bung, tuột chưa kể khi thức ăn bị mắc lại còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

Ăn uống thả ga khi đang niềng răng

4. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Có rất nhiều bạn khi niềng răng không vệ sinh răng miệng đúng cách khiến răng dễ bị sâu, dễ mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, chảy máu chân răng… Chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, bạn cần phải súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa mắc trong răng… Dưới đây là 5 tips vệ sinh răng miệng cho người niềng răng mà bạn nên biết.

  • Đánh răng hàng ngày
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
  • Tránh việc sử dụng các sản phẩm làm trắng răng
  • Lựa chọn loại bàn chải phù hợp
  • Dùng nước súc miệng 

5. Quên đi khám định kỳ hoặc lịch khám không cố định

Khám định kỳ – Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả việc niềng răng. Trong suốt thời gian 2 năm niềng răng, bạn sẽ cần phải gặp nha sĩ của mình ít nhất 1 tháng 1 lần. Việc này nhằm mục đích kiểm tra, theo dõi tiến trình niềng răng. Có rất nhiều bạn lại không tuân thủ theo lịch trình, thường đến khám không đúng ngày hoặc có khi còn quên cả lịch khám. 

6. Không đeo hàm duy trì sau niềng răng 

Đây là một vấn đề mà nhiều bạn mắc phải khi chủ quan vào kết quả niềng răng mà không chịu mang hàm duy trì. Sau khi tháo mắc cài, răng sẽ cần thời gian (khoảng 9 đến 12 tháng) để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng ở vị trí mới. Nếu không đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, rất có thể răng sẽ chạy lại vị trí cũ, không thể cải thiện được sau quá trình niềng răng.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng

Vừa rồi là những thói quen xấu khi niềng răng mắc cài mà bạn thường mắc phải, hãy lưu ý để không dính vào những “tật xấu” này nhé. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được các chuyên gia tư vấn.

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí