Làm răng sứ

Làm răng sứ có hại không? Những vấn đề quan trọng khi làm răng sứ

1. Làm răng sứ là gì?

Làm răng sứ là gì

Làm răng sứ là giải pháp phục hình răng phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn để cải thiện những hàm răng sứt mẻ, răng thưa, hô, móm nhẹ hay răng nhiễm màu kháng sinh... 

Mão răng sứ bao bọc bên ngoài răng thật đã được mài theo một tỷ lệ phù hợp, để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng, đem đến cho bạn nụ cười đều đẹp, tự nhiên. 

2. Những công nghệ làm răng sứ?

Làm răng sứ gồm những phương pháp cơ bản sau đây:

  • Bọc răng sứ:

Bọc răng sứ

Là phương pháp tiên phong trong trào lưu thẩm mỹ răng sứ, được ưa chuộng bởi rất nhiều khách hàng ở giai đoạn đầu của cơn sốt răng sứ. 

Bọc răng sứ được thực hiện bằng cách mài nhỏ răng gốc làm cùi trụ, sau đó lấy dấu răng và chế tác các mão răng sứ, rồi chụp lên trụ răng đã được mài trước đó.

Nhược điểm của phương pháp này là tỷ lệ mài răng nhiều, nếu xảy ra sai sót sẽ gây tổn thương đến tủy răng, khiến răng bị đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.

  • Phủ răng sứ:

Phủ răng sứ

Là phương pháp thẩm mỹ răng sứ thế hệ mới, cải tiến hiệu quả những khuyết điểm của bọc răng sứ, điển hình là tình trạng mài nhỏ răng. Với phủ sứ, tỷ lệ mài răng được giảm đáng kể, chỉ khoảng từ 0,5 - 0,8mm. Do đó, răng thật và tuỷ được bảo tồn tối đa; và bạn cũng không cảm thấy đau đớn trong quá trình làm hay sau khi phủ sứ.

Phủ răng sứ có nhiều ưu điểm, nhưng không phải trường hợp nào cũng nên phủ răng sứ. Những trường hợp dưới đây, nên thẩm mỹ răng bằng phương pháp khác như sai lệch khớp cắn quá nặng, răng khuyết điểm do xương hàm nên niềng răng chỉnh nha trước, mới có thể phủ sứ để khắc phục thẩm mỹ.

  • Dán răng sứ:

Dán răng sứ

Là phương pháp thẩm mỹ răng với nhiều ưu điểm vượt trội. Dán sứ được thực hiện bằng cách sử dụng miếng dán sứ rất mỏng từ 0,3 đến 0,5mm, dán lên bề mặt bên ngoài của răng thật bằng keo dán nha khoa. 

Tỉ lệ mài răng khi thực hiện dán sứ cực thấp, một số trường hợp không cần mài mà chỉ chà nhám tạo độ bám để tạo độ bám dính cho răng sứ. 

Màu sắc của miếng dán sứ tự nhiên, đẹp như màu của răng thật, giúp nụ cười bạn hoàn hảo hơn rất nhiều.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, thế nhưng Dán sứ chỉ phù hợp với những hàm răng có cấu trúc răng đẹp, răng đã đều sẵn, khớp cắn chuẩn, màu sắc răng chưa được đẹp...

3. Làm răng sứ có hại không?

Làm răng sứ có hại không

Răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm nhưng vẫn có những tác hại mà bạn cần phải lưu ý:

  • Khi làm răng sứ chắc chắn sẽ phải mài răng thật làm cùi trụ để gắn mão sứ lên trên. Nếu mài răng không đúng tỷ lệ, răng sẽ bị ê buốt và đau nhức. 
  • Trường hợp làm răng mão sứ có thể bị hở do khi chụp mão sứ, mão và cùi răng bị lệch nhau, tạo khe hở, thức ăn sẽ giắt vào khe này và không được làm sạch nên gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến cùi răng thật và khiến bệnh nhân mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng.
  • Nếu trước khi làm răng sứ, khách hàng mắc phải một số bệnh lý răng miệng nhưng không được điều trị dứt điểm trước khi thực hiện cũng khiến răng bị đau nhức kéo dài sau khi làm răng. 
  • Nhiều trường hợp làm răng sứ xong còn bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt, vi khuẩn có điều kiện tấn công vào cùi răng đã mài trước đó. Khi mắc phải những bệnh lý như viêm nướu, lợi...không tìm cách khắc phục sớm sẽ dẫn đến viêm nha chu. Tình trạng càng nặng thì dịch mủ chảy ra càng nhiều, miệng còn hôi nặng hơn, thậm chí răng còn bị lung lay, để lâu sẽ dẫn đến mất răng.

Từ những tác hại kể trên, trước khi quyết định có nên làm răng sứ hay không? bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Chỉ nên làm răng sứ khi cần thiết và nhất định phải lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng để kết quả làm răng tốt nhất. 

4. Những lưu ý khi làm răng sứ

Làm răng sứ đang là xu hướng thẩm mỹ hiện nay, để mang lại hiệu quả làm răng tốt nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau, để răng có độ bền đẹp lâu dài.

Những trường hợp có thể áp dụng làm răng

Những trường hợp có thể áp dụng làm răng

Kỹ thuật làm răng sứ thường được áp dụng cho những trường hợp khiếm khuyết răng sau:

  • Răng sứt mẻ, gãy vỡ, thưa, hở kẽ, mòn men răng, răng nhiễm màu không thể khắc phục bằng tẩy trắng. 
  • Răng sâu, viêm tủy sau khi điều trị 

Để biết được mình có phục hình răng sứ được hay không, bạn hãy đến phòng khám Nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phục hình răng sứ phù hợp.

Chọn loại răng phù hợp

Lựa chọn loại răng sứ phù hợp là yếu tố rất quan trọng khi phục hình răng sứ, vì nó quyết định độ bền chắc, tính thẩm mỹ cũng như mức chi phí của ca phục hình.

Khi đến phòng khám, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn các dòng răng sứ phổ biến hiện nay. Cụ thể là: 

  • Răng sứ kim loại:

Răng sứ kim loại

Là loại răng có phần sườn làm bằng hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr., bên ngoài là lớp phủ sứ trắng. Chi phí của loại răng này khá thấp, phù hợp với khá nhiều đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, độ chịu lực không được tốt, có thể bị thâm đen viền nướu do bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng. Do đó, về mặt thẩm mỹ lâu dài không được đảm bảo, chỉ sử dụng được từ 5 đến 7 năm.

  • Răng toàn sứ:

Răng toàn sứ

Khung sườn và phần phủ làm hoàn toàn bằng sứ nguyên chất, có độ bền chắc,  khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ vượt trội. Một số loại răng toàn sứ còn có tuổi thọ lên tới 20 năm. 

Chi phí của răng toàn sứ khá cao, nhưng xét về lâu dài, thì đây là loại răng sứ mang lại cho bạn những giá trị tốt nhất, không phải làm lại nhiều lần như răng sứ kim loại. 

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Địa chỉ nha khoa uy tín là một trong những điều bạn cần lưu ý khi làm răng sứ vì nó quyết định sự thành công của ca phục hình.

Một địa chỉ nha khoa tốt, uy tín cần phải có các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ phục hình răng sứ hiện đại; bác sĩ giỏi chuyên môn; chính sách chăm sóc, bảo hành cho khách hàng chu đáo sau khi phục hình răng sứ. 

Trong đó, công nghệ phục hình và kinh nghiệm của bác sĩ là hai yếu tố quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng phục hình có tốt hay không, có xảy ra sai sót gì hay không.

Lưu ý sau khi làm răng sứ để có kết quả tốt nhất

Sau khi làm răng, chăm sóc răng cũng là một trong những lưu ý để giữ răng bền chắc. 

Nên sớm quay lại cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời khi răng sứ gặp vấn đề bất thường như: ê buốt, khó chịu... 

Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, khi ăn cần nhai với lực vừa phải, tránh đồ ăn cứng, dai, thực phẩm sẫm màu.

Đánh răng 2 đến 3 lần/ 1 ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng. Sau khi chải răng, dùng tay mát xa nướu răng để cho máu lưu thông tốt. 

Khám răng 6 tháng/lần để lấy vôi răng và kiểm tra tình trạng răng sứ.

Khi tìm cho mình câu trả lời về vấn đề làm răng sứ có hại không? thì thời gian làm răng của răng sứ mất bao nhiêu thời gian, cũng là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Để tìm hiểu thêm, bạn hãy tham khảo bài viết >>> Bọc răng sứ bao lâu

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí