Hàm tháo lắp

Trồng hàm răng tháo lắp là gì? Có mấy loại?

1. Răng tháo lắp là gì?

Hàm răng tháo lắp là giải pháp phục hình răng mất đầu tiên trong lĩnh vực trồng răng. Với thiết kế gồm nền nhựa được mô phỏng giống như nướu răng thật cùng với những chiếc răng giả được nén chặt bên trên, hàm giả tháo lắp sẽ giúp khôi phục lại các răng đã mất.

răng tháo lắp là gì

Hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là khung răng và răng. Khung răng có tác dụng tạo hình như hàm răng và được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như nhựa dẻo, titan hay sắt. Còn phần răng chính là những chiếc răng giả được dùng để thay thế cho các răng đã mất. Răng giả có thể được làm từ nhựa hoặc sứ. 

Tuy răng tháo lắp được áp dụng từ rất lâu nhưng vẫn có hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Đặc biệt, loại răng tháo lắp này thường được bác sĩ chỉ định dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi khi mà họ không thể khôi phục răng đã mất bằng cấy ghép Implant hay cầu răng sứ. Tùy vào tình trạng mất răng của mỗi người mà bệnh nhân có thể sở hữu răng tháo lắp hàm dưới hoặc hàm trên hoặc cả hai hàm.

2.Các loại hình răng tháo lắp hiện nay

Răng giả tháo lắp là giải pháp trồng răng thẩm mỹ có mức chi phí tiết kiệm nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiện có khá nhiều loại hình trồng răng tháo lắp khiến khách hàng băn khoăn không biết nên chọn lựa như thế nào. Dưới đây là 3 loại hình răng tháo lắp phổ biến, được nhiều người sử dụng để khôi phục lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng. Đó là:

  • Răng tháo lắp Composite

Răng tháo lắp Composite là phương pháp phục hình răng đang thịnh hành hiện nay. Composite là chất liệu tổng hợp, được sử dụng nhiều trong ngành nha khoa trong những năm đầu của thập niên 90. Loại vật liệu này được sử dụng để thay thế mô răng nhờ có các đặc tính tựa như răng thật.

răng tháo lắp composite

Ưu điểm: 

Thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian phục hình

Vệ sinh đơn giản, dễ dàng

Không kích ứng khoang miệng, cơ thể

Khả năng chống mài mòn ổn định, độ chịu lực khá tốt 

Thẩm mỹ tương đối cao nhờ bề mặt răng bóng sáng

Nhược điểm:

Yêu cầu các răng và nướu còn lại phải khỏe mạnh

Độ bền kém, 2 - 3 năm phải phục hồi lại

Dễ dãn nở vì nhiệt độ, vì vậy không nên ăn được đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

  • Làm răng tháo lắp bằng nhựa dẻo

răng tháo lắp nhựa dẻo

Răng tháo lắp bằng nhựa dẻo là loại răng thường được sử dụng phổ biến cho những người lớn tuổi đã mất hết răng hoặc mất nhiều răng liên tiếp. Hàm giả tháo lắp nhựa dẻo có chi phí thấp nhất nhưng được cấu tạo như một hàm răng hoàn chỉnh gồm cả nướu và răng, trong đó răng giả được chế tác từ nhựa hoặc sứ có màu sắc trùng với màu răng mang đến giá trị thẩm mỹ cho hàm răng sau khi phục hình. 

Ưu điểm:

Phục hình răng tháo lắp nhựa dẻo giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng nhờ độ sáng bóng và màu sắc tựa như răng thật.

Hàm tháo lắp được làm từ nhựa nên có độ đàn hồi cao vậy nên sẽ không gây hại đến nướu

Không bị nhiễm màu thức ăn và không thấm nước

Tháo lắp, vệ sinh dễ dàng

Nhược điểm:

Răng tháo lắp nhựa dẻo khá cồng kềnh, không phù hợp với những người có vòm họng thấp.

Độ bền không cao, dễ bị lỏng lẻo sau một khoảng thời gian sử dụng nên buộc phải thay mới.

Dễ gây tình trạng hôi miệng nếu không vệ sinh kỹ lưỡng do nước bọt và thức ăn ngấm vào.

  • Răng tháo lắp bằng sứ

răng tháo lắp bằng sứ

Đây là loại hàm được dùng cho những bệnh nhân chỉ mất một vài chiếc răng và những răng còn lại sẽ được dùng để làm trụ bám. Cấu tạo của răng tháo lắp bằng sứ gồm nền nhựa, răng giả ép trên nền nhựa và một móc kim loại được làm từ Ni - Cr hoặc Titanium để giúp hàm tháo lắp gắn cố định trên răng.

Hàm giả tháo lắp bằng sứ nhờ được kết hợp với khung kim loại nên có độ cứng chắc, độ bền cao hơn so với hàm nhựa toàn phần. Ngoài ra, chất liệu tạo nên nó cũng khá lành tính nên bệnh nhân có thể an tâm khi sử dụng. 

Ưu điểm: 

Hàm tháo lắp bằng sứ có hình dáng và độ sáng bóng tự nhiên tựa như răng thật.

Chức năng ăn nhai được cải thiện tốt hơn, không lo bị mẻ hay sứt vỡ.

Làm từ nguyên liệu an toàn nên không gây kích ứng cho nướu lợi hay khoang miệng.

Thời gian thực hiện nhanh chóng

Vệ sinh đơn giản, dễ dàng

Nhược điểm:

Hàm giả tháo lắp có khung kim loại nên sẽ dễ ảnh hưởng đến răng thật còn lại, khiến chúng bị yếu đi vì bị bám vào, co kéo.

Nếu khách hàng có cơ địa nhạy cảm có thể sẽ bị kích ứng bởi hợp chất kim loại có trong loại hàm này.

Cần vệ sinh kỹ lưỡng để tránh vi khuẩn, mảng bám đọng lại gây hôi miệng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hàm tháo lắp và các loại hình răng tháo lắp phổ biến hiện nay. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp điều trị này cho bạn hoặc người thân của bạn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng, từ đó nha khoa sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho bạn và gia đình.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hàm tháo lắp Composite ở bài viết tiếp theo Răng tháo lắp composite có tốt không? Giá bao nhiêu?

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí