1. Dán răng sứ thẩm mỹ là gì?
Dán răng sứ (dán răng sứ Veneer) là phương pháp sử dụng mặt dán sứ mỏng khoảng từ 0.2 mm - 0.5 mm dán cố định bên ngoài bề mặt răng cần được phục hình bằng keo dán răng sứ chuyên dụng trong nha khoa.

Dán sứ được xem là bước đột phá mới trong các phương pháp thẩm mỹ răng sứ, phù hợp với những khách hàng muốn thẩm mỹ răng nhưng lại lo sợ việc mài nhiều răng. Sau khi áp dụng dán sứ tình trạng răng ố màu, xỉn vàng khấp khểnh nhẹ sẽ được khắc phục hoàn toàn, mang lại một diện mạo mới cho hàm răng của bạn, đều hơn và sáng hơn.
2. Dán răng sứ thẩm mỹ có ưu điểm gì?

Dán răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng mang lại cho bạn những ưu điểm trội sau:
- Bảo vệ tủy răng tối đa vì không mài nhiều răng thật là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà dán sứ Veneer mang lại. Bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình thực hiện, không gây ra bất cứ sự khó chịu, ê buốt nào.
- Dán sứ giúp che lấp hiệu quả các khuyết điểm, đem lại cho bạn một hàm răng trắng đều, đẹp tự nhiên. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chỉnh nha, giúp cân chỉnh lại khớp cắn.
- Miếng dán sứ có kích thước siêu mỏng nên sẽ không gây tình trạng vướng, cộm không gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như độ cảm biến thức ăn.
- Lớp sứ dán bên ngoài còn có nhiệm vụ bao bọc, giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ về các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, …
- Nếu được dán lên răng với kỹ thuật chuẩn xác và được chăm sóc đúng cách, miếng dán sẽ tồn tại lâu dài, có thể lên đến 15 năm hoặc lâu hơn.
3. Các trường hợp nên dán răng sứ
Tuy là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả và tối ưu nhưng mặt dán sứ chỉ thực hiện phục hình răng trong những hợp nhất định như:
- Khách hàng có răng bị mòn hoặc chân răng ngắn;
- Răng mọc thưa , lệch lạc nhẹ hoặc ở giữa các răng có khe hở nhỏ;
- Răng mẻ, vỡ nhưng kích thước không quá 1/3 thân răng;
- Kích thước các răng không đều nhau.
- Răng ố vàng, răng nhiễm màu kháng sinh, … mà phương pháp tẩy trắng không có hiệu quả.

Đối với những trường hợp khớp cắn lệch quá nặng như khớp đối đầu, cắn chéo thì dán sứ sẽ không đem lại hiệu quả cao nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng không phù hợp để dán sứ:
- Răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn nhiều;
- Răng bị nha chu nặng, răng sâu hoặc răng đã chữa tủy;
- Khoảng cách giữa các răng thưa quá lớn.
4. Quy trình dán răng sứ như thế nào?

Dán răng sứ được thực hiện lần lượt qua những bước sau:
Bước 1: Khám tổng quát
Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh lý (nếu có), xác định số lượng răng cần dán và màu răng phù hợp với khách hàng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và mài cùi răng
Vệ sinh khoang miệng để đảm bảo quá trình dán sứ diễn ra thuận lợi nhất. Sau đó, bác sĩ mài một lớp mỏng ở mặt trước của răng từ 0.2 - 0.5 mm, tùy tình trạng răng và tạo gờ ở mặt trong, không xâm lấn, không lấy tủy răng.
Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của dán sứ, so với các phương pháp thẩm mỹ răng sứ khác.
Bước 3: Lấy dấu răng
Khi mài xong răng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bệnh nhân, các thông số sẽ được gửi đến phòng Labo để thiết kế mặt dán phù hợp.
Trong thời gian đợi mặt dán sứ Veneer hoàn thành, khách hàng sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như giao tiếp bình thường.
Bước 4: Dán sứ Veneer
Sau khoảng 2 -3 ngày, bác sĩ sẽ gắn thử mặt dán sứ Veneer lên răng. Khách hàng thử khớp cắn, nếu không có vấn đề gì, bác sĩ sẽ tiến hình cố định mặt dán sứ lên răng là hoàn tất quá trình dán sứ.
Bước 5: Dặn dò
Bác sĩ hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng tại nhà và hẹn lịch tái khám.
Dán răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ răng hiện đại được nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ cải thiện tốt các nỗi lo về răng miệng so với các phương pháp thẩm mỹ răng truyền thống. Nếu đang có ý định dán sứ và còn nhiều băn khoăn về phương pháp này, bạn hãy trực tiếp đến cơ sở Nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bạn phương pháp cũng như loại sứ phù hợp nhé!
Ngoài Dán răng, bọc răng sứ thì trong ngành Nha khoa mới xuất hiện một phương pháp thẩm mỹ răng, được đông đảo khách hàng quan tâm, đó là phủ răng sứ thẩm mỹ. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
>>> Phủ răng sứ thẩm mỹ là gì? Những ưu nhược điểm của phủ răng sứ