Bọc răng sứ giữ được bao lâu, sẽ phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể dưới đây:
1. Vật liệu răng sứ mà bạn lựa chọn
Hiện nay, có 2 loại răng sứ phổ biến trên thị trường. Đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Răng sứ kim loại: là loại răng sứ có lớp sườn bên trong làm bằng hợp kim thường, bên ngoài phủ bằng sứ Ceramco3, có đặc tính ổn định với nhiệt độ và có tính thẩm mỹ tương đối và có khả năng tạo hiệu ứng ánh sáng gần như răng tự nhiên.
Về thẩm mỹ, độ bền, chức năng thì sứ kim loại đảm bảo cơ bản những yêu cầu của một chiếc răng bình thường.
Nhược điểm của răng sứ kim loại là sử dụng một thời gian sẽ bị đen viền nướu. Đồng thời, tuổi thọ của răng chỉ từ 5 đến 7 năm, dễ bị kích ứng đối với những người bị dị ứng kim loại.
Răng sứ toàn sứ: có cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên khối, không bị lẫn tạp chất kim loại, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Tùy theo vật liệu sứ cũng như công nghệ sản xuất mà các loại răng toàn sứ sẽ có màu sắc, độ bền cũng như giá thành khác nhau.
Ưu điểm của răng toàn sứ là:
- Độ bền cao, tồn tại lâu dài trong khoang miệng mà không bị kích ứng hay gây đen viền nướu
- Màu sắc tự nhiên như răng thật, không bị đổi màu
- Khả năng tương thích sinh học cao, không gây hại hoặc kích ứng các mô nướu
Vì sở hữu nhiều ưu điểm nên giá răng toàn sứ sẽ cao hơn so với răng sứ kim loại.
Trường hợp răng bị sâu, răng cửa vỡ, mẻ,... thì lựa chọn loại răng này sẽ đảm bảo độ bền chắc, tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
2. Tình trạng răng và phương pháp bạn lựa chọn
Bọc răng sứ bao lâu phải làm lại còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người như:
Răng đã lấy tủy hay còn tủy, vì răng đã lấy tủy sẽ bị giòn, yếu, dễ vỡ hơn, do không còn tủy răng nuôi dưỡng, độ cảm biến thức ăn cũng yếu đi. Răng không còn tủy bọc răng cũng không được lâu dài như răng còn tủy sống.
Răng cửa sẽ có tuổi thọ cao hơn răng hàm, vì răng hàm đảm nhận lực nhai chính, nếu ăn nhiều đồ cứng, dai, tuổi thọ răng sứ có thể bị giảm đi đáng kể so với răng cửa.
Còn nhiều răng hay ít răng, tình trạng khớp cắn giữa hai hàm như thế nào, đâu là loại răng sứ phù hợp với bạn... Nếu sức khỏe răng miệng tốt thì tuổi thọ răng sẽ kéo dài lâu hơn.

Mô răng còn nhiều hay ít, trường hợp răng bị chấn thương, sâu răng, mô răng còn ít,... thì tuổi thọ của cùi răng thật cũng giảm theo.
Ngoài tình trạng răng, phương pháp bạn lựa chọn để thực hiện làm răng cũng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng răng sứ.
Bọc răng sứ trực tiếp lên chiếc răng bị tổn thương, bắt buộc phải mài nhỏ răng, nếu không mài đúng tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ răng.
Trường hợp mất răng, không thể trực tiếp bọc răng sứ thì có thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ bằng cách mài 2 răng kế cận răng mất để chụp sứ lên trên, tạo thành dãy cầu sứ để thay thế răng bị mất.
Khi răng bị xỉn màu, răng thưa, ngắn,... hoặc những khuyết điểm nhẹ thì có thể trực tiếp dán sứ lên răng khuyết điểm. Phương pháp này không cần mài nhiều răng mà chỉ cần mài nhẹ để lấy độ nhám để miếng dán sứ dính chắc chắn trên răng. Dán răng không ảnh hưởng đến răng thật, không gây tổn thương tủy răng.
Trường hợp mất răng nhưng không muốn ảnh hưởng đến răng kế cận, có thể trồng chân răng Implant và phục hình mão răng sứ lên trên. Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn, không phải mài răng thật, ăn nhai chắc chắn, thời gian sử dụng lâu dài.
3. Kỹ thuật phục hình răng
Kỹ thuật phục hình răng là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến việc răng sứ có thể sử dụng trong bao lâu. Vì nhiều trường hợp phục hình răng không chuẩn, mài răng không đúng kỹ thuật, không đúng tỷ lệ, khi lắp mão sứ không được sát khít giữa cùi trụ và mão răng sẽ dẫn đến tình trạng: răng sứ bị hở chân răng, thức ăn bị giắt vào các kẽ chân răng dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Để tránh những vấn đề trên, bạn cần chọn cho mình một địa chỉ Nha khoa uy tín để đảm bảo được làm răng bằng kỹ thuật phục hình tốt nhất.
4. Cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống sau khi bọc răng

Trên thực tế, độ bền của răng sứ tương đương hoặc có trường hợp còn bền hơn răng thật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền chắc, bạn cần có chế độ chăm sóc và ăn uống hợp lý sau khi làm răng.
- Vì chế độ chăm sóc răng miệng không tốt sẽ khiến cho thức ăn đi vào các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu,… ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ. Do đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sử dụng bàn chải lông mềm; chải răng theo chiều thẳng đứng để tránh tình trạng hở cổ chân răng; dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch vi khuẩn và mảng bám trên răng.
- Ngoài chế độ chăm sóc thì vấn đề ăn uống cũng cần chú trọng vì nếu ăn đồ quá dai, cứng sẽ khiến răng sứ dễ bị nứt, bể, làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Bạn cũng nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung khoáng chất và vitamin. Đặc biệt, hạn chế ăn những thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có gas vì sẽ ảnh hưởng đến màu răng, gây sâu răng, làm đổi màu răng…
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần theo dặn dò của bác sĩ để kiểm tra và kịp thời phát hiện những vấn đề về răng (nếu có) để xử lý càng sớm càng tốt; tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
Để duy trì chất lượng và tuổi thọ của răng sứ sau phục hình, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy, để tránh các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình làm răng. Đồng thời, có chế độ ăn uống và chăm sóc răng hợp lý, đảm bảo thời gian sử dụng răng được lâu dài nhất.
Ngoài thời gian sử dụng răng sứ, chi phí làm răng cũng là một yếu tố mà nhiều khách hàng đang rất quan tâm. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về giá tiền răng sứ thì có thể tham khảo thêm bài viết: Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền một cái