1. Bọc răng sứ có đau không?
Bản chất của bọc răng sứ là chế tạo một mão sứ mới có hình dáng và kích thước giống như răng thật, phần lõi mão răng được chế tác rỗng để phục hình lên trên cùi răng.

Răng thật là trụ răng giúp cố định và lấp đầy khoảng trống của mão răng sứ. Do đó, việc mài răng bọc sứ là quy trình bắt buộc phải thực hiện trong phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.
Chính vì buộc phải mài răng nên không ít khách hàng có tâm lý lo lắng về bọc răng sứ thẩm mỹ có đau không? Bởi kỹ thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của bác sĩ và để đảm bảo bệnh nhân không bị đau nhức trong quá trình mài răng và đem lại kết quả bọc sứ tốt nhất. Do đó, bạn cần chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác giỏi để quy trình bọc sứ diễn ra nhẹ nhàng, đảm bảo.
Ngoài ra, trong quá trình mài răng, bác sĩ cũng sẽ tiêm thuốc tê để bạn không cảm thấy khó chịu khi mài răng. Khi thuốc tê hết, bạn sẽ cảm giác hơi ê vùng răng vừa làm nhưng điều đó sẽ giảm dần sau đó.
2. Những trường hợp bọc răng sứ bị đau

Bọc răng sứ sẽ không gây nguy hiểm nếu kỹ thuật, công nghệ, tay nghề của Bác sĩ đảm bảo yêu cầu và theo quy trình chuẩn của một ca bọc sứ. Vì thế, nếu khi bọc răng sứ mà bạn cảm thấy đau nhức thì có thể mắc phải những nguyên nhân dưới đây:
- Quy trình, kỹ thuật trồng răng không đảm bảo tiêu chuẩn. Kỹ thuật mài cùi răng, kỹ thuật lắp mão sứ không chuẩn xác. Do bác sĩ thực hiện chưa đủ kinh nghiệm, mài răng chưa đúng tỷ lệ, gây ảnh hưởng đến tủy răng, nướu răng… làm răng bị đau khi lắp mão răng sứ lên trên.
- Răng sứ và cùi răng gắn không sát khít với nhau, làm thức ăn giắt vào khe hở gây mùi khó chịu.
- Sau khi gắn mão sứ, nha sĩ chỉnh khớp cắn không chuẩn xác làm răng bị kênh, cấn, cộm, khó chịu… Từ đó, xuất hiện cảm giác đau nhức khi ăn nhai, thậm chí với trường hợp nặng hơn còn gây ra tiếng kêu có cảm giác như khớp thái dương hàm bị lệch. Nếu không sớm khắc phục, sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cùi răng sau này.
- Bọc răng sứ bị đau còn do trước khi thực hiện mài răng, bệnh nhân không được vệ sinh khoang miệng kỹ càng hoặc có bệnh lý sâu răng viêm tủy, nha chu... nhưng không được điều trị, dẫn đến hiện tượng viêm tủy răng và gây đau trong quá trình làm răng sứ.
- Những người có men răng yếu do di truyền hoặc chăm sóc răng không đúng cách, khi mài răng cũng có cảm giác khó chịu hơn bình thường vì răng nhạy cảm hơn.
- Trường hợp khách hàng bị đau sau khi làm răng còn do ăn nhai đồ dai, cứng... Vì răng sứ tuy cứng nhưng không có độ dẻo dai nên khi ăn đồ ăn cứng sẽ gây áp lực lên răng, làm răng khó chịu. Hoặc chăm sóc răng chưa đúng cách sẽ làm vi khuẩn xâm nhập và lan rộng ra khoang miệng, gây đau nhức, khó chịu.
3. Làm sao khi bọc răng sứ bị đau?
Thông thường, sau khi phục hình, bạn sẽ có cảm giác ê và hơi khó chịu. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ hết dần sau 1 đến 2 ngày. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn, kéo dài đến ngày thứ 5 thì bạn cần đến Nha khoa để Bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.

Nếu nguyên nhân đau do tủy răng bị cộm, cấn, mão răng không sát với cùi răng thì bác sĩ sẽ chỉnh lại cho đúng. Khi chuẩn rồi thì bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa.
Ngoài ra, khi bị đau răng, bạn nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa… và tăng dần mức độ cứng để răng thích ứng dần, sau đó mới ăn uống như bình thường.
Đặc biệt, để tránh những tác hại ngoài ý muốn, bạn không được tự ý uống thuốc giảm đau nếu chưa có chỉ định của Bác sĩ.
Đau nhức răng trong và sau khi làm răng sứ gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chất lượng phục hình, thẩm mỹ răng sứ tại Nha khoa. Vì thế, để tránh cảm giác đau nhức trong và sau quá trình làm răng, ngay từ khi bắt đầu, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ Nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm và trang bị máy móc hiện đại để ca phục hình răng sứ đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!