1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của răng nhanh chóng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: chụp mão sứ đã được chế tác lên cùi răng thật đã mài đi 1 phần trước đó để khít với mão sứ. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ sở hữu một hàm răng trắng sáng, thẩm mỹ với màu sắc tự nhiên.
Bọc răng sứ mang lại những ưu điểm vượt trội, được đánh giá cao về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Nếu được phục hình đúng cách và chăm sóc tốt sẽ không xuất hiện tình trạng hôi miệng. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp khách hàng sau khi bọc răng vẫn gặp phải vấn đề này, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như giao tiếp của mình.
2. Bọc răng sứ bị hôi – nguyên nhân do đâu?

Bọc răng sứ hôi miệng không phải là vấn đề hiếm gặp sau khi áp dụng phương pháp thẩm mỹ răng. Nếu sau khi bọc răng mà gặp phải tình trạng hôi miệng thì nguyên nhân chủ yếu là do:
- Ăn đồ ăn dễ gây mùi hôi miệng như hành, tỏi,... nhưng không vệ sinh kỹ răng miệng sau khi ăn
- Trước khi bọc răng, bạn mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… mà chưa được bác sĩ điều trị dứt điểm.
- Bác sĩ bọc răng không đúng kỹ thuật, mão răng chưa khít với răng khiến đồ ăn bị giắt lại; đồng thời việc vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển, tấn công vào cùi răng bên trong gây hôi miệng và đau nhức.
- Khách hàng nếu có cơ địa nhạy cảm nhưng lại chọn bọc răng sứ kim loại thì sau một thời gian sẽ bị oxi hóa, gây kích ứng nướu và răng thật, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.
- Bọc răng sứ bị hôi còn do vệ sinh răng miệng chưa hợp lý, không lấy vôi răng định kỳ. Chải răng không đúng cách, không dùng chỉ Nha khoa, khiến thức ăn bị giắt trong kẽ răng, tạo thành mảng bám, răng bị vàng ố, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu… ảnh hưởng đến men răng, dẫn đến viêm nướu hoặc sâu răng.
- Khách hàng bọc răng nhưng bị mắc các bệnh viêm xoang, tiểu đường, dạ dày, suy thận… cũng có nguy cơ bị hôi miệng nhiều hơn người có sức khỏe bình thường.
3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi hiệu quả
Khi làm răng sứ hôi miệng, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp khám tổng quát sức khỏe răng miệng và kiểm tra răng sứ đã làm, xem có bị viêm nhiễm hay gặp phải vấn đề gì không?
Trường hợp nếu bạn bị dị ứng với sườn kim loại thì cần thay thế răng sứ kim loại cũ bằng răng sứ toàn sứ, để hạn chế tình trạng kích ứng.

Nếu hôi miệng do thức ăn giắt vào khe hở giữa cùi răng và mão sứ, thì bác sĩ sẽ tháo răng ra, vệ sinh cùi răng rồi cân chỉnh lại mão răng và cùi răng cho vừa khít. Nếu răng sứ và cùi không sát khít dù đã cân chỉnh, thì có thể bạn phải làm lại răng sứ mới để không còn khe hở.
Nếu hôi miệng do chưa điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng thì bác sĩ sẽ tháo răng ra để điều trị cho dứt điểm bệnh lý trước rồi mới lắp lại răng cho bệnh nhân.
Ngoài ra, sau bọc răng sứ, bạn cần phải quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách và khoa học. Vì quá trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ rất quan trọng.
- Cần chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc để tránh làm mòn răng. Tăng cường súc miệng bằng nước muối và chỉ nha khoa để giúp bảo vệ răng sứ tốt hơn, tránh thức ăn bị giắt vào kẽ răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng sứ.
Trước nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng, rất nhiều phòng khám nha khoa và các trung tâm thẩm mỹ đã ra đời. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, vật liệu và nguồn gốc răng sứ, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị sử dụng cũng như chi phí thực hiện tại mỗi nơi khác nhau. Vì thế, bạn nên chọn cho mình địa chỉ Nha khoa làm răng sứ uy tín để không bị hôi miệng cũng như đảm bảo an toàn, hiệu quả sau khi làm răng nhé!
Ngoài vấn đề hôi miệng, bọc răng sứ bị cấn - cộm...cũng là nỗi bận tâm của nhiều khách hàng. Bạn có thể tham khảo bài viết: Bọc răng sứ bị cộm– nguyên nhân và cách khắc phục, để tìm hiểu về vấn đề bày nhé!