Hàn trám răng

Hàn trám răng là gì? Áp dụng cho những trường hợp nào?

1. Hàn trám răng là gì? 

Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là giải pháp phổ biến được sử dụng để sửa chữa, phục hình những vết nứt, vỡ, sâu răng hay mòn cổ chân răng… 

Hàn trám răng giúp sửa chữa tình trạng răng sâu

Hàn trám răng giúp sửa chữa tình trạng răng sâu

Hàn trám răng giúp khôi phục bề mặt răng, cải thiện chức năng cắn và nhai. Nhiều bệnh nhân bị sâu răng gặp phải tình trạng ê buốt do mất men răng cũng được cải thiện đáng kể nhờ phương pháp trám răng. 

2. Trường hợp nào cần hàn trám răng? 

Một số trường hợp cần hàn trám răng có thể kể đến: 

Các trường hợp cần hàn trám răng

Các trường hợp cần hàn trám răng

  • Răng bị sứt mẻ, vỡ nhẹ do chấn thương hoặc do lực cắn trong quá trình ăn nhai. 
  • Răng bị sâu, ê buốt hay cần phải chữa tủy.
  • Răng bị mòn do tác động của ngoại lực như chải răng sai cách. 

3. Các loại vật liệu trám răng 

Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để trám răng, chúng khác nhau về màu sắc và độ bền. Dưới đây là một số loại vật liệu trám răng phổ biến: 

Vật liệu Amalgam 

Amalgam là vật liệu trám răng phổ biến được các nha sĩ sử dụng trong hơn 1 thế kỷ qua. Vật liệu trám Amalgam rất bền, được sử dụng để trám các lỗ sâu các răng đảm nhiệm chính chức năng nhai như răng hàm. 

Vật liệu trám răng Amalgam

Vật liệu trám răng Amalgam

Ưu điểm:

  • Độ bền kéo dài ít nhất 10 - 15 năm và duy trì lâu hơn vật liệu trám Composite.
  • Có thể chịu được lực nhai tốt. 
  • Chi phí ít tốn kém hơn so với trám Composite.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ kém, miếng trám không giống với màu răng tự nhiên của bạn
  • Cấu trúc răng dễ bị phá hủy vì nó đòi hỏi phải loại bỏ một phần cấu trúc răng xung quanh để tạo khoảng trống đủ lớn chứa chất trám Amalgam.
  • Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1% tỷ lệ người bị dị ứng với thủy ngân có trong Amalgam.

Vật liệu Composite

Composite (hay còn gọi là vật liệu tổng hợp hoặc nhựa trám) là vật liệu trám răng được cấu tạo từ chất độn bằng thủy tinh hoặc thạch anh. Nó có màu sắc khá giống với màu răng của bạn.

Vật liệu trám Composite cũng khá bền và lý tưởng để phục hình răng theo kích thước từ nhỏ đến trung bình.

Vật liệu trám răng Composite

Vật liệu trám răng Composite

Ưu điểm:

  • Độ sáng bóng của vật liệu Composite khá tương đồng với màu sắc răng của bạn, thích hợp để sử dụng cho răng cửa hay mặt trước của răng.
  • Vật liệu trám Composite có liên kết hóa học với cấu trúc răng, hỗ trợ thêm cho răng trong quá trình ăn nhai.
  • Ngoài việc sử dụng làm vật liệu trám răng sâu, vật liệu trám răng Composite còn có thể được sử dụng để sửa chữa răng bị sứt mẻ, gãy hoặc mòn.

Nhược điểm:

  • Vật liệu trám Composite có độ bền kém, dễ bị mòn sớm hơn so với Amalgam.
  • Ngoài ra, dưới áp lực của việc nhai, miếng trám hoàn toàn không chịu được, đặc biệt đối với các lỗ sâu răng lớn. 
  • Quá trình trám răng Composite có thể mất tới 20 phút so với trám răng Amalgam.
  • Tùy thuộc vào từng vị trí, vật liệu Composite có thể khiến cho răng bị vỡ. 
  • Trám răng composite có thể đắt gấp đôi chi phí trám Amalgam.

Vật liệu kim loại

Một trong những vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến thời xa xưa đó là vàng hoặc bạc. Trám răng bằng vàng có chi phí rất đắt nhưng một số người lại thích vẻ đẹp của miếng trám.

Miếng trám kim loại có thể tồn tại lâu đến 10 - 15 năm trước khi phải thay thế.

Vật liệu trám răng bằng kim loại quý

Vật liệu trám răng bằng kim loại quý

Ưu điểm:

  • Độ bền kéo dài ít nhất 10 - 15 năm, thường lâu hơn và không bị ăn mòn.
  • Có thể chịu được lực nhai lớn. 

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt hơn nhiều so với các vật liệu khác
  • Tính thẩm mỹ kém, dễ bị nhìn thấy do màu kim loại khác với màu của răng thật. 

Inlay/ Onlay sứ

Inlay/ Onlay sứ là loại vật liệu trám răng được chế tác từ sứ nha khoa cao cấp. Tính thẩm mỹ và độ bền chắc của vật liệu trám răng bằng sứ rất lớn, thích hợp với mọi trường hợp răng sứt mẻ hoặc bị sâu nặng.

Trám răng Inlay/ Onlay sứ 

Trám răng Inlay/ Onlay sứ

Ưu điểm: 

  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc được thiết kế giống y như răng thật.
  • Khả năng chống ố màu tốt hơn vật liệu Composite, không bị ngả màu theo thời gian. 
  • Độ bền cao, có thể thoải mái ăn nhai với thời gian duy trì hơn 15 năm. 

Nhược điểm: 

  • Giá cả khá đắt, một miếng trám sứ có thể đắt ngang với vàng. 
  • Trường hợp răng sâu phải chữa tủy, trám sứ vẫn có thể bị bung ra nếu ăn nhai mạnh. 

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ xác định loại vật liệu trám răng phù hợp với nhu cầu của bạn. 

4. Quy trình hàn trám răng tại Nha khoa Delia 

Quy trình hàn trám răng tại Nha khoa Delia sẽ được thực hiện theo các bước như sau: 

Quy trình hàn trám răng tại Nha khoa Delia

Quy trình hàn trám răng tại Nha khoa Delia

  • Bước 1: Thăm khám, xác định tình trạng răng và lập phác đồ điều trị. 
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh khoang miệng, gây tê cục bộ vùng xung quanh răng. 
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng máy khoan chuyên dụng để loại bỏ vết sâu trên răng, đồng thời tạo hình xoang trám. 
  • Bước 4: Bôi dung dịch axit lên vị trí cần trám răng, sau đó phủ một lớp vật liệu trám răng lên và tạo hình sao cho phù hợp với khớp cắn. 
  • Bước 5: Chiếu đèn quang lên vị trí răng trám cho lớp trám khô lại. 
  • Bước 6: Chỉnh sửa lại miếng trám và đánh bóng chiếc răng đã hoàn thiện. 

5. Khi nào cần thay thế miếng trám răng? 

Áp lực liên tục từ việc nhai, nghiền thức ăn có thể khiến cho miếng trám răng bị mòn, mẻ hoặc nứt. Có thể bạn sẽ không nhận thấy miếng trám bị mòn nhưng bác sĩ có thể xác định được trong quá trình kiểm tra răng định kỳ. 

- Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu như xuất hiện vết nứt, mặt nhai bị mòn trên miếng trám răng của mình, hãy đến gặp nha sĩ để được thay thế miếng trám càng sớm càng tốt. Việc tiếp tục ăn nhai với miếng trám bị hỏng có thể khiến răng bị vỡ và cần phải sửa chữa thêm, tốn kém và phức tạp hơn so với trám răng thông thường. 

- Miếng trám bị rơi ra ngoài có thể là kết quả của việc xử lý xoang trám không đúng cách, răng bị nhiễm bẩn trước khi đặt miếng trám. Hoặc cũng có thể do miếng trám bị gãy do chấn thương hay lực cắn. Lúc này, bạn nên tới gặp bác sĩ để được hàn lại. 

- Nếu sâu răng phát triển thêm xung quanh miếng trám và không còn đủ cấu trúc răng thì cách tốt nhất đó chính là bọc răng sứ thay vì trám răng lần hai.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hàn trám răng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

 

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí