I. Viêm nướu là gì?
Viêm nướu răng (tiếng anh là gingivitis) là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm nha chu, là tình trạng viêm nhiễm ban đầu tại chỗ của nướu, nướu bị kích ứng bởi mảng bám lâu ngày tại đường viền nướu.

Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng:
- Nướu đổi màu so với bình thường, nướu có màu đỏ thẫm, hoặc tím thẫm là dấu hiệu ban đầu của viêm nướu răng
- Nướu sưng lớn hơn bình thường.
- Dễ dàng chảy máu khi chải răng.
- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ).
- Cảm giác hơi khó chịu, phù nề.
Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không gây tổn hại đến răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu – đây là giai đoạn bệnh chuyển biến nhanh và nguy hiểm, rất khó điều trị.
II. Các triệu chứng viêm lợi ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do những mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn bám chắc vào thành răng, khi không được được vệ sinh sẽ sản sinh là độc tố gây kích ứng và làm hỏng nướu răng.
Viêm lợi ở trẻ sơ sinh
Trẻ em ở độ tuổi ăn dặm là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phổ biến là viêm lợi. Trẻ bị sưng lợi có mủ, sốt, hay nhiệt miệng là các dấu hiệu nhận biết cho tình trạng này.
Nướu răng là hệ thống phần mềm bao quanh chân răng. Bệnh viêm lợi hay viêm nướu ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng phần mô xung quanh răng và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.
Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.
Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi
Đây là hiện tượng thường gặp khi trẻ đang bắt đầu mọc răng, chủ yếu ở trẻ 2-5 tuổi. Đây là tình trạng mang tính tạm thời trong thời kì trẻ mọc răng vĩnh viễn. Trong trường hợp xấu, viêm lợi có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng và phá hủy lớp men răng non nớt của trẻ.
Trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị viêm lợi nhất, bởi đây là giai đoạn trẻ đang mọc răng sữa. Biểu hiện chung của triệu chứng là trẻ bị sưng lợi, đau nhức quấy khóc, biếng ăn… Do trong thời kỳ phát triển, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu lên rất dễ bị nhiễm trùng, tổn thương ở khu vực mọc răng sữa. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn gây viêm nướu tấn công trẻ.
III. Viêm nướu có mấy loại?
Viêm nướu có mấy loại? Dưới đây là 3 giai đoạn viêm nướu tiến triển từ nhẹ tới nặng:
1. Viêm lợi đỏ
Đây là loại viêm lợi thời gặp nhất, chính là khởi nguồn cho những biến chứng nguy hiểm. Lợi người bệnh màu đỏ, ngứa, dễ chảy máu khi va chạm. Viêm lợi đỏ có thể lan ra mặt trong của má và cạnh lưỡi. Nếu không điều trị kịp thời, lợi sẽ bị lở loét.

2. Viêm nướu triển dưỡng
Viêm nướu triển dưỡng là một dạng phát triển của bệnh viêm nướu. Hiểu đơn giản, triển dưỡng tức là sưng phồng, phù nề. Viêm nướu triển dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn nhai hàng ngày và có thể gây mất răng nếu không điều trị kịp thời.

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh viêm nướu triển dưỡng nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như sau:
- Dễ chảy máu nướu, dù là bị kích thích hay tự phát.
- Cao răng nhiều, thường dày khoảng từ 2mm trở lên, phủ lên lợi và bắc cầu qua các răng. Bạn có thể quan sát thấy cao răng xuất hiện cả trên thân răng và dưới nướu.
- Có các túi nướu giả, sưng phồng lên khoảng 3 – 4 mm và có trường hợp nướu viêm lan rộng ra giữa răng. Khi đó, với những răng bị sâu, có lỗ không được trám bít hoặc bong vết trám, nướu sẽ phồng lên, tạo cảm giác có một cục thịt đỏ ở giữa răng.
3. Viêm nướu hoại tử lở loét
Khi lợi bị tổn thương trầm trọng, vết loét có thể bị hoại tử. Đây là thể nặng nhân trong các loại viêm lợi. Trong những năm gần đây, viêm lợi hoại tử thường gặp ở các nước thế giới thứ ba, nhất là đối với trẻ em bị bệnh thương hàn, sởi. Viêm lợi loét hoại tử là bệnh không truyền nhiễm, thường gặp ở những người có cơ thể suy nhược, vệ sinh răng miệng kém.

- Triệu chứng điển hình là loét ở các bờ lợi, sau đó lan vào bờ trong và bờ ngoài của lợi, rồi đến lưỡi.
- Người bị bệnh này khi chạm vào lợi rất đau và dễ chảy máu, hôi miệng, tuyến bài tiết nước bọt được gia tăng đáng kể, cơ thể khó chịu và mệt mỏi toàn thân.
- Viêm lợi loét hoại tử cấp tính khiến cho lợi loét lan ra má, môi, mặt, có khả năng làm mất một mảng thịt lớn ở môi, má và dẫn đến tử vong. Nếu có điều trị được thì cũng để lại hậu quả nặng nề.
IV. Bị viêm lợi nên làm gì? Giải pháp khắc phục tình trạng viêm nướu
Khi viêm nướu tiến triển thành bệnh mãn tính thì sẽ khó có thể điều trị bằng những mẹo trị bệnh tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên. Bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.

Tại Nha khoa Delia, việc điều trị viêm nướu triển dưỡng sẽ thực hiện theo các bước quy chuẩn như sau:
- Bước 1: Thăm khám, xét nghiệm máu và vệ sinh răng miệng.
- Bước 2: Lấy sạch cao răng trên thân răng và dưới nướu bằng công nghệ lấy cao răng siêu âm
- Bước 3: Gây tê cho bệnh nhân để giảm cảm giác ê buốt.
- Bước 4: Tiến hành đo đáy túi nướu giả và cắt bỏ túi nướu bị viêm, kết hợp tái tạo lại viền nướu.
- Bước 5: Vệ sinh lại khoang miệng và phần nướu vừa tái tạo bằng muối NaCl.
- Bước 6: Thực hiện đắp bột băng nha chu để giúp nướu phục hồi nhanh hơn và tránh khỏi sự tác động bên ngoài.
Sau khi hoàn thành cắt bỏ phần nướu viêm, tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm để kết hợp uống tại nhà.
V. Thắc mắc xung quanh vấn đề viêm nướu
Bạn có thể bị viêm nướu trong quá trình chỉnh nha hay sau khi nhổ răng. Vậy viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Chữa viêm nướu bao lâu thì khỏi?
1. Viêm nướu khi niềng răng
Viêm nướu khi niềng răng rất thường gặp vì khí cụ chỉnh hình cố định có thể làm tăng khả năng dính thức ăn, mảng bám gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng. Để khắc phục viêm nướu khi niềng răng, bạn cần đến ngay nha khoa để bác sĩ vệ sinh cạo vôi răng bằng các thiết bị chuyên dụng không những làm sạch răng và vùng nướu bị viêm nhiễm mà còn làm sạch các vi khuẩn bám trên mắc cài lúc nào cũng có thể di chuyển sang nướu gây ra viêm.

Ở những vùng nướu bị triển dưỡng nhiều thì có thể tự lành sau khi kết thúc niềng răng hoặc điều trị bằng cách loại bỏ mảng bám, nạo túi nha chu hay tiểu phẫu tạo hình nướu lại.
Việc cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa cần thực hiện theo thời gian mà bác sĩ chỉ định để có kết quả ngăn ngừa viêm nướu răng phát triển.
2. Viêm nướu sau khi nhổ răng
Việc nhiễm trùng, viêm nướu sau khi nhổ răng là không hiếm gặp, nguyên nhân là khi nhổ răng vùng nướu bị trống đi, chảy máu khiến cho vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng có cơ hội xâm nhập, kết hợp với vệ sinh răng miệng tại nhà không đúng cách sẽ phát triển hình thành viêm nướu.

Nếu được xử trí kịp thời, viêm nướu sẽ không phải là vấn đề lớn mà còn làm cho vết thương nhổ răng nhanh lành, giảm sưng đau. Còn không nó sẽ để lại những hậu quả không mong muốn:
- Sưng đau kéo dài.
- Vết thương vùng nướu bị lở ra thêm, gây đau nhức.
- Ăn nhai không được linh hoạt, bị kích thích khi ăn uống thực phẩm nóng lạnh.
Để giải quyết tình trạng viêm nướu sau nhổ răng, về nhà bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chăm sóc không đúng cách gây ra tình trạng viêm nướu thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trực tiếp nha khoa để khám và kiểm tra lại tình trạng để bác sĩ có hướng xử trí tốt nhất.
3. Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia, viêm lợi trùm có thể tự khỏi nếu như vùng lợi trùm lên răng bị viêm ở mức độ nhẹ và răng nằm bên dưới có thể đẩy lợi và phát triển bình thường. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp và nếu răng có thể tự khỏi thì cũng gây cho bệnh nhân sự đau đớn, khó chịu trong một thời gian dài.
Hơn nữa, bệnh này có thể tự phát và có thể không khỏi hẳn nếu không uống thuốc hoặc sử dụng biện pháp nha khoa. Nếu để lâu dài không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.Vậy khi bị viêm lợi trùm phải làm sao?
4. Viêm lợi chảy máu chân răng uống thuốc gì?
– Nhóm thuốc kháng sinh: Beta-lactam, macrolid…được sử dụng trong điều trị bệnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Sự kết hợp giữa metronidazol (tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) và spiramycin (nhóm macrolid) mang lại hiệu quả trong chữa trị nha chu, sưng nướu, sâu răng.
– Thuốc kháng viêm non-steroid (diclophenac, ibuprofen, meloxicam…) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau, nướu. Chú ý không sử dụng các thuốc này cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.
– Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc khác sinh để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó có thể sử dụng các cách chữa viêm, sưng nướu theo dân gian như sử dụng mật ong,
5. Chữa viêm nướu bao lâu thì khỏi?
Thông thường, nếu viêm lợi dạng nhẹ thì có thể khỏi ngay sau khoảng 3, 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp có các tác động ngoại cảnh như sử dụng nước muối súc miệng, uống thuốc… chứ viêm lợi khó có thể tự khỏi được mà chỉ có chiều hướng nặng hơn.
Nhìn chung, viêm nướu xuất phát từ nguyên nhân chính do cao răng tích tụ. Chính vì thế, để phòng ngừa bị bệnh viêm nướu, tốt nhất bạn nên tới nha sĩ để kiểm tra răng định kỳ và lấy cao răng 3-6 tháng/ lần.
6. Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống khi bị viêm lợi cần được chú trọng bởi nếu bạn không kiêng, tình trạng viêm lợi sẽ ngày càng nặng hơn:
Thực phẩm nên ăn
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: súp lơ, rau xà lách, cần tây, các loại rau quả tươi, các loại đậu ( đậu đỏ, đậu đen,…),… chúng sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong quá trình điều trị răng miệng.
- Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, đồng thời giúp sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Nó ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và làm lành các tổn thương ở nướu.
- Các loại thực phẩm có chứa acid lactic như: sữa chua, bánh mì, sữa bò tươi,… Acid Lactic không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, mà còn tăng hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Vì vậy, những người bị viêm lợi nên ăn nhiều thực phẩm chứa acid lactic để nhanh lành bệnh.
Thực phẩm cần tránh
- Những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khi ăn vào sẽ có cảm giác răng bị ê buốt, làm cho lợi bị bỏng rát.
- Khi bị viêm lợi bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm cứng như: các loại trái cây sấy khô, hạt óc chó, hạt mắc ca,.. Vì những thực phẩm cứng này sẽ chà xát mạnh vào nướu làm nướu tổn thương và sưng lên to hơn, gây đau nhức khi ăn.
- Rượu bia, thuốc lá và những sản phẩm kích thích có chứa chất ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng. Khi bị miệng bị khô, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào các vùng nướu bị viêm, làm cho nướu bị viêm nhiễm nặng hơn.
Viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Thịt gà có thớ thịt dai và dài vì vậy không thích hợp với người bị viêm lợi và thịt gà dễ dính vào răng hơn các loại thịt khác. Nhưng nếu kiêng cữ tuyệt đối thịt gà, cơ thể của bạn sẽ thiếu vitamin K và những chất thiết yếu quan trọng. Chính vì vậy, bạn có thể ăn thịt gà nhưng tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn để hạn chế tối đa tình trạng viêm sưng.
Trên đây là những kiến thức nhận biết các loại viêm lợi và những thắc mắc xung quanh. Nếu bạn vẫn cần giải đáp băn khoăn khác, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn!