Viêm nướu (Lợi)

Sưng chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Sưng chân răng là bệnh gì? 

Sưng chân răng hay viêm chân răng là bệnh lý về các tổ chức quanh răng bị sưng tấy, viêm nhiễm. Về lâu dài sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng và dẫn tới việc răng lung lay, gãy răng hàng loạt. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ngay cả với bé 1,2 tuổi đều bị.

Dấu hiệu viêm chân răng 

Viêm chân răng không có biểu hiện rõ ràng, đến khi trở nặng thì mới có những thay đổi nhỏ. Lúc này thì cách điều trị cũng bắt đầu khó khăn. Bạn hãy cảnh giác với những biểu hiện sau:

Dấu hiệu viêm chân răng

  • Nướu bị sưng đỏ, sờ vào thấy đau.
  • Đánh răng bị chảy máu.
  • Phần nướu bị tách khỏi răng, có thể có mủ.
  • Răng lung lay nhẹ.
  • Hơi thở có mùi.

Những biểu hiện này thường tiến triển từ từ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng. Đây là hậu quả nặng khi

Có thể chia thành 2 loại:

  • Viêm chân răng mãn tính: Các cơn đau lặp đi lặp lại, kéo dài liên tục trong thời gian dài, các cơn đau có sự lan tỏa làm người bệnh không xác định được vị trí bị đau chính xác.
  • Viêm chân răng cấp tính: Cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm nhất định. Thời gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, điều này khiến người bệnh nghĩ rằng đã khỏi nhưng thực tế đây là căn bệnh có diễn tiến rất phức tạp.

2. Nguyên nhân bị sưng chân răng 

Nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng kém. Từ đó tích tụ các mảng bám, vi khuẩn gây hại cho răng, khoang miệng. Thời gian dài, các mảng bám vôi răng kích thích nướu sưng đỏ, gây tụt lợi và sưng chân răng.

Các hiện tượng răng mọc lệch, chấn thương khớp cắn cũng gây ra hiện tượng chân răng bị viêm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin C, sức đề kháng yếu, thay đổi nội tiết tố (phụ nữ có thai), hoặc các bệnh về máu.

Sưng chân răng ở trẻ em 

– Viêm lợi khi mọc răng: Đây là tình trạng xảy ra khi mọc răng ở trẻ, nhưng chỉ có tính chất tạm thời. Quá trình mọc răng khiến cho thức ăn tích tụ và tạo nên các mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Bệnh thường gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi ở răng số 6 và số 7.

– Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát: Hay còn gọi là viêm lợi miệng phồng rộp, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single tuýp 1 gây nên bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí với thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Bệnh hay gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2-5 nhưng cũng có thể gặp ở tuổi lớn hơn. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng ít mắc do nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ.

Sưng chân răng ở trẻ em

Sưng chân răng khi mang thai

Bà bầu bị các bệnh lý răng miệng xảy ra khá phổ biến do việc thay đổi hormone trong thời gian thai kỳ. Khi chân răng bị viêm cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách sản sinh prostaglandin – axit béo tự nhiên để kháng viêm.

Trong thời gian mang thai, nếu tình trạng viêm răng kéo dài sẽ khiến prostaglandin được sản xuất liên tục. Từ đó, gây ra các cơn đau cơ thắt và sự giãn nở của tử cung dẫn đến tình trạng sinh non.

3. Sưng chân răng nên làm gì? 

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình mắc bệnh viêm chân răng, hãy đi khám ngay khi có thể. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây hại cho bạn nhiều hơn và có thể làm răng càng yếu hơn. Việc thăm khám và tìm ra nguồn bệnh kịp thời sẽ giúp bạn hạn chế được nó. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn việc bị viêm chân răng phải làm sao để chữa trị hiệu quả.

Cách giảm đau sưng chân răng tại nhà 

– Ngậm nước muối: Nước muối là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất cho các vấn đề răng miệng. Nó trung hòa pH trong miệng và làm dịu nướu bị viêm. Nó cũng giúp làm giảm sưng nướu với đặc tính chống viêm của nó.

– Ngậm rượu cau: Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa, ông cha ta đã biết ăn trầu cau để giúp hàm răng chắc khỏe và chống lại các bệnh răng miệng. Đó là vì cau có vị chát, cay, tính ẩm, có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng. Khi ngâm cau với rượu, do rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc chống sâu răng, trị nhức răng và làm răng chắc khỏe.

Cách giảm đau sưng chân răng tại nhà

Bị sưng chân răng uống thuốc gì? 

– Có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc các loại thuốc tây kháng sinh, giúp tiêu viêm, tiêu sưng và giảm đau. Một số loại thuốc có thể tham khảo như:

– Nhóm thuốc kháng sinh: Beta-lactam, macrolid…được sử dụng trong điều trị các bệnh răng miệng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Sự kết hợp giữa metronidazol (tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) và spiramycin (nhóm macrolid) mang lại hiệu quả trong chữa trị nha chu, bệnh chân răng, sâu răng.

– Thuốc kháng viêm non-steroid (diclophenac, ibuprofen, meloxicam…) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau răng. Chú ý không sử dụng các thuốc này cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.

– Nhóm thuốc giảm đau thông dụng (aspirin, paracetamol…) được dùng để giảm triệu chứng đau nhức do chân răng bị viêm gây nên. Không sử dụng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh sốt xuất huyết, ưa chảy máu.

– Nước súc miệng: Giúp vệ sinh, làm sạch răng miệng, trong thành phần thường chứa các chất kháng khuẩn như hexetidin, chlorhexidin, chlorinedioxid, zin gluconat…, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám ra khỏi miệng.

Lưu ý: Đây là các nhóm thuốc tây có thể sử dụng trong điều trị bệnh chân răng bị viêm. Tuy nhiên, các bạn cần phải đến khám tại các phòng khám nha khoa gần nhất để được bác sĩ tư vấn và sử dụng thuốc phù hợp.  Không tự ý mua thuốc sử dụng tùy tiện để tránh gặp những rủi ro đáng tiếc.

Bị sưng chân răng không nên ăn gì? 

– Đường và tinh bột: Đường và tinh bột chính là “thủ phạm” hình thành nên các mảng bám ở răng miệng. Mảng bám tích tụ ở các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, khi nướu bị sưng, viêm bạn nên hạn chế sử dụng nhiều tinh bột, đặc biệt là đường có trong các loại bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy khô…

– Các thực phẩm làm khô miệng: Khô miệng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu. Bởi, tình trạng này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công vùng nướu gây sưng, viêm. Để ngăn ngừa tình trạng khô miệng, bạn nên tránh sử dụng bia, rượu, nước ngọt có gas, nhiều đường, nước tăng lực, hút thuốc lá và xì gà…

– Thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh: Sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài tại vùng nướu sưng. Ngoài ra, trái cây sấy, hạt điều, hạt mắc ca, hạt óc chó… cũng là những thực phẩm bạn nên kiêng trong thời gian này. Vì, thực phẩm cứng khiến răng tác động lực mạnh lên vùng nướu bị viêm nhiễm, gây đau nhức dữ dội.

– Các món ăn có vị chua, cay: Các món ăn có vị chua, cay sẽ khiến vùng nướu sưng bị bỏng, rát và lở loét. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn có vị chua, cay để tránh làm trầm trọng tình trạng sưng, viêm ở nướu.

Để chữa sưng viêm chân răng triệt để, tốt nhất bạn nên tới địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị chuẩn xác. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn!

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí