I. Răng khôn (răng số 8) là gì?
Răng khôn có tên gọi khác là răng số 8 – Tiếng anh là wisdom teeth (wiki) là chiếc răng trưởng thành mọc cuối cùng trên khuôn hàm, thường mọc ở độ tuổi 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.

Răng khôn (răng số 8) có mấy chân?
Có thể bạn không biết được là số chân răng khôn quyết định rất nhiều đến quá trình nhổ bỏ chiếc răng này bởi nếu răng nhiều chân thì độ phức tạp trong quá trình điều trị sẽ cao hơn. Thông thường, răng khôn được chia thành 2 nhóm với số lượng chân cụ thể như sau:
- Nếu là răng khôn hàm dưới răng sẽ có 2 chân
- Nếu là răng khôn hàm trên răng sẽ có 3 chân
Răng khôn (răng số 8) có mấy cái?
Mỗi người có 4 chiếc răng số 8, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới. Chúng mọc sau 28 chiếc răng thường, vì vậy người trưởng thành vẫn có 32 chiếc răng.
Răng khôn thường mọc ở đâu? Khi nào mọc?
Theo lý thuyết thì ở người trưởng thành có 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có 4 chiếc răng khôn mọc ở vị trí cuối 4 góc hàm. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người, mà có thể chỉ mọc 1,2,3 chiếc hoặc không mọc răng khôn. Vị trí mọc và kiểu mọc răng khôn cũng rất khác nhau, có thể gặp các trường hợp:

- Răng khôn mọc thẳng: Ở một số người, các răng khôn đều mọc thẳng, không xâm lấn qua các răng bên cạnh. Quá trình răng mọc có thể gặp sốt, đau nhức, sưng lợi,… Khi răng nhú các triệu chứng trên sẽ hết, quá trình ăn nhai trở lại bình thường.
- Răng khôn mọc lệch: Là trường hợp khá phổ biến, răng mọc lệch xiên sang răng 7, người bệnh sẽ gặp những cơn đau dữ dội, nướu đỏ, sưng to và tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Răng khôn mọc ngầm: Răng khôn mọc ngang hay đâm vào chân răng số 7, nhìn bằng mắt thường sẽ không thể thấy được mà phải chụp X-quang để theo dõi.
II. Đau răng khôn uống thuốc gì? Đau răng 8 phải làm sao?
1. Đau răng khôn (răng số 8) uống thuốc gì?
Trường hợp răng khôn (răng số 8) sưng đau nhẹ, bạn có thể dùng kháng sinh Spiramicyn với liều lượng 3 lần/ngày và mỗi lần uống là 2 viên, kèm theo Paracetamol ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên nếu cảm thấy không đỡ đau. Bạn sử dụng trong vòng 3-4 ngày sẽ giúp dứt hẳn các cơn đau.
Tuy nhiên, để việc chuẩn đoán chính xác nhất, chúng tôi khuyên bạn nên đến để Bác sĩ thăm khám và xác định rõ nguyên nhân cũng như hướng điều trị cụ thể hơn. Trong trường hợp bạn không có điều kiện hoặc thời gian đến Bác sĩ thì bạn có thể uống thuốc để hạn chế những cơn đau tức thì để không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của mình.
2. Đau răng khôn (răng số 8) phải làm sao?
Nếu bạn cảm thấy hiện tượng răng khôn đau nhức, hãy tới gặp bác sĩ để được chụp X-quang và chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp răng khôn bị đau nhức, sưng và cứng quai hàm, cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm sưng, sau đó mới nhổ răng được.
>>> Tham khảo: Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá và chương trình ưu đãi
IV. Nhổ răng khôn (răng số 8) xong nên làm gì?
– Sau khi nhổ răng khôn, thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ bắt đầu thấy đau nhức và sưng tấy bên vùng mặt nhổ răng khôn. Để giảm đau và sưng, bạn có thể chườm đá lạnh liên tục trong khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ giúp giảm sưng tấy, giảm đau nhanh và hiệu quả.

– Sang tới ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khôn, nên chườm khăn ấm để giúp máu lưu thông, tan máu tụ bầm giúp vết thương mau lành. Trường hợp đau nhức khó chịu, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê từ bác sĩ.
– Trong vòng 8-12h đầu, chỉ nên vệ sinh răng miệng sau khi ăn bằng cách súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch nước trắng hoặc nước muối loãng. Sau khoảng 24h, có thể chải răng để làm sạch răng miệng và tránh vị trí vừa nhổ răng.
Nên dành thời gian nghỉ ngơi một vài ngày sau khi nhổ răng khôn để tránh căng thẳng, giúp giảm đau nhức và vết nhổ răng mau lành hơn.
VI. Review giải đáp thắc mắc chung về nhổ răng khôn (răng số 8)
1. Răng khôn (răng số 8) không đau có nên nhổ?
Răng khôn có tác dụng gì? Răng khôn không có nhiều vai trò trong nhai nghiền thức ăn. Mặc khác, do cung hàm chỉ đủ vị trí cho 28 chiếc răng, khi răng khôn (răng số 8) mọc thì các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày, nên khi mọc răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang,… gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mọc răng khôn gây viêm nhiễm. Đây là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Do vùng nướu tại vị trí răng trồi lên sưng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây cảm giác đau nhức, cứng hàm, đôi khi có mủ chảy ra. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các vùng khác trong miệng như lưỡi, má trong, nướu, thậm chí gây nhiễm trùng máu.
- Khi răng khôn mọc sẽ gây tổn thương các răng và mô mềm xung quanh. Do không đủ diện tích để mọc răng, nên răng khôn có xu hướng đâm vào phần thân hoặc chân răng của răng hàm bên cạnh. Răng hàm số 7 do đó dễ bị tổn thương, lung lay, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, viêm tủy răng. Khi răng khôn mọc lệch bên ngoài, bên trong má hoặc lưỡi sẽ gây tổn thương các vị trí răng khôn đâm trúng.
- Các răng khôn mọc ngầm có thể thoái hóa thành các u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
- Răng khôn khi mọc ngầm hoặc mọc lệch sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây rối loạn cảm giác ở môi,da, niêm mạc, các răng xung quanh
- Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên khó làm sạch. Nếu răng mọc lệch, mọc ngang, thức ăn sẽ dễ bám ở kẽ răng, chân răng dễ gây sâu răng.
2. Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn là một thủ thuật rất đơn giản nhưng nếu thực hiện ở những cơ sở vệ sinh kém, bác sĩ nha khoa chưa có kinh nghiệm có thể gây chảy máu nhiều và nhiễm trùng sau khi nhổ. Tình trạng này nếu không được khắc phục dễ dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng máu có thể gây tử vong.
Mặt khác, răng khôn mọc đúng các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh hàm và mặt nên nếu nhổ răng không cẩn thận thì dễ ảnh hưởng đến các dây thần kinh này. Biểu hiện của biến chứng sau nhổ răng khôn ở trường hợp này là bệnh nhân cảm thấy đau đớn, cảm giác ngứa ran và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu răng. Chính vì vậy, bạn cần chọn địa chỉ uy tín để nhổ răng khôn, tránh những biến chứng không mong muốn.
>>> Cùng lắng nghe chia sẻ của nữ khách hàng sau khi nhổ răng khôn tại Nha khoa Delia:

3. Có nên nhổ 2-4 răng khôn (răng số 8) cùng lúc?
Mặc dù việc nhổ 2 hay 4 răng khôn cùng lúc cũng được nhiều nha sĩ khuyến khích, tuy nhiên vẫn có rất nhiều khách hàng vì một lý do nào đó như tài chính hay nỗi sợ nên sẽ không thực hiện việc này. Chính vì thế họ cũng rất muốn biết nếu chia ra thành nhiều lần nhổ như vậy thì thời gian sẽ cách nhau bao lâu?
Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, thông thường nếu bạn đã thực hiện nhổ 1 chiếc răng số 8 ở 1 hàm thì bắt buộc sẽ phải nhổ nốt chiếc răng số 8 ở hàm đối diện. Nếu không theo thời gian nó sẽ gây ra hiện tượng lệch khớp cắn và bạn sẽ lại phải tốn thêm chi phí niềng lại. Vì vậy nên:
- Nếu 2 chiếc răng khôn mọc lệch ở hai bên hàm (trái, phải) khác nhau thì sau 1 tuần bạn nên thực hiện nhổ nốt
- Nếu răng khôn mọc lệch chỉ ở 1 phía hàm thì bạn có thể thực hiện nhổ 2 cái trên dưới cùng lúc hoặc cũng đợi 1 tuần để hoàn tất nhổ 2 cái.
4. Nhổ răng khôn (răng số 8) 5 ngày – 2 tuần vẫn đau phải làm sao?
Ngay khi gặp tình trạng sau khi nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau, bạn nên đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín gần nhất. Để bác sĩ có thể khám và đánh giá đúng về quá trình hồi phục, cũng như nguyên nhân gây đau nhức kéo dài.
- Nếu bị nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn toa thuốc uống chống nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau.
- Nếu bị nặng, bạn sẽ phải điều trị vùng viêm nhiễm, hay được xử lý phù hợp với nguyên nhân gây đau.
Đồng thời bạn cần hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị:
- Không nên hoạt động với cường độ cao vì sẽ làm gia tăng các cơn đau nhức.
- Không nên dùng lưỡi rê vào vùng răng vừa nhổ vì lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn có thể khiến cho vùng răng vừa nhổ dễ bị nhiễm trùng.
- Hạn chế dùng ống hút hay sử dụng chất kích thích.
- Ăn những loại thực phẩm mềm như súp, cháo, sinh tố. Mặt khác, tránh các món quá nóng, cứng, dai làm tăng tổn thương và làm cơn đau thêm nghiêm trọng.
5. Làm gì khi nhổ răng số 8 xong bị đau đầu?
Khi bị đau đầu trong khoảng thời gian đầu sau khi nhổ răng là chuyện bình thường tuy nhiên để hiện tượng này kéo dài và không hề có dấu hiệu giảm vào những ngày kế tiếp thì cần phải đến gặp bác sỹ để kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng.
6. Nhổ răng khôn (răng số 8) kiêng ăn gì?
Kiêng ăn gì để vết thương sau nhổ răng mau lành cũng cần được lưu tâm. Cần tránh ăn các loại thức ăn dưới đây:
- Không ăn các thực phẩm khi chưa được chế biến kỹ lưỡng hay thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì lúc đó bạn sẽ phải dùng lực mạnh để nhai, nghiền thức ăn. Điều này có thể sẽ làm tổn thương vết thương chưa lành hẳn, khiến thời gian lành thương kéo dài hơn;
- Không ăn các thực phẩm có độ giòn như các loại bánh quy, đồ chiên, rán… vì các mảnh vụn sẽ dễ giắt lại ở kẽ chân răng gây viêm tại chỗ;
- Hạn chế tối đa các món cay, nóng hoặc chua có nồng độ cao như dưa cà muối, cà muối…;
- Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt do đường có trong những thức uống này khi tiếp xúc với nước bọt có tính axit sẽ gây ra phản ứng khử, khiến cho tình trạng viêm nhức kéo dài hơn;
- Đặc biệt, trong thời gian chờ vết thương lành, bạn không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và cũng không nên sử dụng ống hút khi uống nước.
VII. Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội và TP .HCM
Do răng khôn (răng số 8) nằm ở vị trí có nhiều dây thần kinh đi qua. Nên dù hiếm gặp, quá trình nhổ răng khôn có thể làm tổn thương dây thần kinh gây mất cảm giác ở vùng môi, lưỡi, cằm. Nhổ răng khôn hàm trên có thể ảnh hưởng đến vùng xoang. Nên khi quyết định nhổ răng khôn, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất, nha sĩ có chuyên môn và tay nghề phù hợp.
Ngày nay, tại TPHCM, có vô vàn phòng khám nha khoa, tuy nhiên, không phải bất cứ cơ sở nào cũng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một phòng khám nha khoa uy tín, đảm bảo an toàn, thành công cho mỗi trường hợp nhổ răng. Nếu bạn đang muốn tìm nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM, nha khoa Delia sẽ là 1 lựa chọn đáng tin cậy.

Dưới đây là 4 Lý do giúp bạn xác định có nên nhổ răng khôn tại Nha khoa Delia hay không:
➤ Nha khoa có 2 chi nhánh tại trung tâm thành phố lớn tại Hà Nội và TP.HCM
Nha khoa Delia là hệ thống nha khoa chuẩn Đức hàng đầu tại Việt Nam, với 2 cơ sở trên toàn quốc. Tại Hà Nội và TP.HCM, giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn phòng khám gần nhất để thăm khám, thực hiện nhổ răng khôn.
Địa chỉ nha khoa Delia:
- Hà Nội: 265 Tôn Đức Thắng – Đống Đa -HN
- TP.HCM: Số 15 đường 6 – Khu đô thị Hà Đô, Cổng 118 đường 3/2, P12, Q10
➤ Công nghệ nhổ răng khôn siêu âm
Công nghệ nhổ răng cũng là yếu tố quan trọng quyết định nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất TPHCM, đảm bảo kết quả nhổ răng an toàn, nhanh lành thương không.
Nha khoa Delia đang ứng dụng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome tân tiến nhất hiện nay từ tiêu chuẩn Đức. Nhổ răng an toàn, hiệu quả, lành thương nhanh chóng nhờ ứng dụng sóng siêu âm hiện đại, cắt đứt các dây chằng nha chu xung quanh răng, khiến răng không còn được nâng đỡ và bị nhổ bỏ dễ dàng, hạn chế tổn thương tới nướu, xương hàm.
➤ Bác sĩ nhổ răng có trên 20 năm kinh nghiệm
Tay nghề của bác sĩ thực hiện là một trong những yếu tố quyết định nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất. Tại nha khoa Delia, toàn bộ các bác sĩ đều là những người có tay nghề cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Trong đó có bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh – Giám đốc chuỗi hệ thống nha khoa Delia, người đã có trên 20 năm kinh nghiệm nhổ răng khôn. Bác sĩ Khánh từng chia sẻ đã nhổ 4 cái răng khôn cho một bệnh nhân nam và không có bất kì nguy hiểm nào cả.
➤ Quy trình nhổ răng theo tiêu chuẩn Y tế
Quá trình thực hiện nhổ răng cần đảm bảo an toàn, vệ sinh tối đa nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tại nha khoa Delia, các bác sĩ luôn thực hiện quy trình nhổ răng tiêu chuẩn như sau:
✦ Bước 1 – Thăm khám, chụp phim: Trước tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim để xác định tình trạng mọc của răng khôn, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
✦ Bước 2 – Gây tê tại chỗ: Nhằm giúp bệnh nhân mất cảm giác tạm thời, không còn cảm thấy đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng.
✦ Bước 3 – Tiến hành nhổ răng: Sau khi đã gây tê, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nhổ răng chuyên dụng đã được tiệt trùng sạch sẽ để làm lung lay răng, sau đó tiến hành nhổ răng một cách nhẹ nhàng.
✦ Bước 4 – Cầm máu, hẹn ngày tái khám: Bác sĩ sử dụng kềm co mạch cũng như bông để cầm máu cho bệnh nhân, đồng thời căn dặn cách chăm sóc sau khi nhổ để vết thương nhanh lành nhất có thể!
➤ Chế độ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo
Với mong muốn đem lại cho khách hàng cảm giác an tâm, tin tưởng mỗi khi đến thăm khám, điều trị, nhổ răng, nha khoa Delia xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, luôn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bạn sau khi nhổ răng cũng như hướng dẫn phương pháp để vết thương nhanh lành.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp về nhổ răng khôn. Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp nhổ răng an toàn, không biến chứng, bạn có thể liên hệ hotline:
0763.29.6666 hoặc điền form đăng ký cuối bài để được các chuyên gia giải đáp chi tiết nhất!