1. Răng hô nặng là gì?
Răng hô nặng là dạng sai lệch răng và khớp cắn ở mức độ nghiêm trọng, có thể coi là sự bất thường trong phát triển của cấu trúc xương hàm. Biểu hiện là hàm răng nhô ra trước quá nhiều so với hàm dưới, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, làm khuôn mặt bị gãy, lồi, mất thẩm mỹ.
2. Cách nhận biết và tác hại của răng hô (vẩu) nặng
Tình trạng răng hô nặng sẽ dễ dàng được nhận biết, bởi phần hàm răng trên nhô ra nhiều so với hàm dưới, phần môi trên sẽ nhô chéo ra phía trước một cách rõ ràng, có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.
Răng hô (vẩu) nặng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, làm bạn ngại giao tiếp với người xung quanh, tâm lý cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Răng vẩu nặng (răng hô hàm trên) còn làm suy giảm chức năng nhai, thức ăn thường xuyên không được nhai kỹ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Trên thực tế, những người vẩu nặng còn dễ gặp phải những chấn thương răng, miệng do hàm răng nhô ra ngoài quá nhiều.
Ngoài nguyên nhân gây răng vẩu, cần hiểu rõ các biến chứng nguy hiểm mà răng vẩu gây ra để chủ động xử lý tình trạng răng đang gặp phải, tránh những hậu quả có thể xảy ra đến sức khỏe, cuộc sống về sau.
Trường hợp bị hô (vẩu) kết hợp với răng mọc lệch lạc, lộn xộn, chen chúc thì việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ lại, gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi…
Răng hô nặng cũng sẽ dễ mắc các bệnh lý: mỏi cơ hàm, lệch khớp thái dương hàm, đau dạ dày,….Do chức năng ăn nhai của răng không được bình thường, làm tăng gánh nặng cho các bộ phận liên quan, lâu ngày sẽ sinh ra những bệnh lý bệnh nguy hiểm: dạ dày, đại tràng...
3. Các phương pháp điều trị răng hô nặng
Niềng răng:

Mỗi trường hợp, mức độ hô vẩu sẽ có cách khắc phục riêng, không phải tất cả trường hợp hô đều có thể niềng răng và cho kết quả như ý muốn.
Niềng răng chỉ hiệu quả đối với trường hợp hô do răng. Các răng mọc lệch lạc sẽ được điều chỉnh bằng khí cụ (mắc cài hoặc khay niềng) để di chuyển hoặc đẩy răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn trên cung hàm.
Trong thời gian niềng răng, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh lịch hẹn tái khám của bác sĩ, để điều chỉnh lại lực siết hoặc thay khay niềng mới, cho đến khi răng đạt hiệu quả Sau đó, cần đeo khí cụ định hình răng (hàm duy trì) trong những tháng tiếp theo để ổn định răng
Thời gian niềng răng trung bình từ 12 đến 24 tháng, nếu răng hô nặng, thời gian có thể sẽ dài hơn,
Phẫu thuật chỉnh hàm:

Niềng răng chỉ có tác động vào răng, chứ không có tác dụng với hàm. Trường hợp hô quá nặng, nguyên nhân gây hô không phải do răng mà do xương hàm gây ra, thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật hàm để điều chỉnh lại khuôn mặt của bạn.
Phẫu thuật chỉnh hàm sẽ thực hiện bằng cách: bác sĩ sẽ can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm mặt, cắt bớt xương hàm và điều chỉnh xương hàm về đúng vị trí để hai hàm cân đối, khớp cắn chuẩn hơn; sau đó cố định lại bằng nẹp vít.
Ưu điểm của phương pháp này chỉ cần thực hiện một lần là có kết quả. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp nên cần được tiến hành bởi bác sĩ có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao tại trung tâm Nha khoa uy tín, chất lượng.
Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm:
Là phương pháp dành cho trường hợp hô nặng do cả răng và xương hàm. Sau khi phẫu thuật hàm hô, muốn có kết quả điều trị ổn định dài lâu cần niềng răng để ổn định khớp cắn.
Răng hô nặng cần điều trị phức tạp hơn bình thường nhưng không phải là không thể điều trị. Với công nghệ, phương pháp tiên tiến của Nha khoa hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể hy vọng thay đổi hàm răng kém thẩm mỹ để lấy lại vẻ ngoài tự tin. Tuy nhiên, bạn cần chọn cho mình địa chỉ Nha khoa uy tín, tin cậy, để hành trình tìm lại vẻ đẹp cho nụ cười của mình an toàn và hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm bài viết: Top dàn mỹ nhân răng hô vẩu nhưng vẫn đẹp duyên