1. Răng hô là như thế nào?

Răng hô (vẩu) là hiện tượng răng chìa ra phía trước quá mức, xương hàm hoặc cả răng và xương hàm nhô ra khiến cho mặt bị nhô ra phía trước. Gương mặt bị hô sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Răng hô được chia làm 2 mức độ: hô nhẹ và hô nặng.
Để biết mình có bị hô hay không? bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa để Bác sĩ quan sát và đưa ra những chẩn đoán. Sau đó, thực hiện lấy dấu mẫu hàm, chụp phim, từ đó đưa ra những nhận định chính xác nhất cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp hô nặng, bạn có thể quan sát bằng cách dùng gương, chụp hình hoặc nhìn bằng mắt để nhận biết tình trạng răng của mình.
2. Nguyên nhân gây hô
Tình trạng hô là do những nguyên nhân sau:
- Tỷ lệ răng và xương hàm không tương thích, phần răng phía trước có kích thước lớn, phần hàm lại thiếu chỗ, khiến răng mọc lệch khỏi phương thẳng đứng, nhô ra ngoài nên gây tình trạng hô.
- Những người có một số thói quen xấu khi còn nhỏ như: mút tay, ngậm ti giả... kéo dài trong quá trình thay răng cũng là nguyên nhân gây hô vẩu.
- Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị hô thì khả năng các bé bị hô sẽ cao hơn.
- Hô còn do sự phát triển quá mức, không bình thường của xương hàm gây vẩu hàm. Đây mức độ hô nặng, nếu muốn cải thiện cần có sự can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật xương hàm, mới có thể giải quyết được tình trạng này.
3. Có bao nhiêu loại răng hô

Hiện nay, tình trạng răng hô được phân loại như sau:
Nguyên nhân hô là do tình trạng răng ở hàm trên mọc hướng ra ngoài, khiến tỷ lệ răng chìa ra ngoài nhiều hơn (nếu mọc chuẩn thì các răng phải mọc theo phương thẳng đứng).
Hô do xương là khi phần xương hàm trên lại phát triển quá mức, dẫn tới hiện tượng hàm trên nhô ra quá nhiều so với hàm dưới và gây hô.
Răng hô vừa do răng, vừa do xương hàm:
Răng hô do cả răng và xương hàm là trường hợp hô nặng. Nguyên nhân là do phần răng bị mọc lệch ra ngoài, hàm trên phát triển quá mức, dẫn tới hàm trên vừa mọc lệch, răng vừa nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới.
4. Tác hại của răng hô

Răng hô gây ra những tác hại sau đây:
- Hô gây sai lệch khớp cắn giữa hai hàm khiến người bị hô sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
- Khi khớp cắn sai lệch sẽ dẫn tới tình trạng các răng trên cung hàm mọc không được đều, xuất hiện khoảng trống giữa các răng thì bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận để tránh việc tích tụ vi khuẩn, mảng bám gây bệnh răng miệng.
- Răng hô gây trở ngại trong việc phát âm do phần hàm không khớp nên những người bị hô phát âm không được tròn vành, rõ chữ, gây trở ngại trong giao tiếp, nhất là trong việc học ngoại ngữ.
- Răng hô làm bạn mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp bởi ngoại hình của mình.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng răng hô của mình như: bọc răng sứ, niềng răng hay phẫu thuật hàm.... Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Để quy trình điều trị được hiệu quả, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân gây hô và có sự tư vấn chính xác.
Răng hô có nhiều mức độ khác nhau, nếu bị hô vẩu nhẹ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Răng bị hơi hô vẩu nhẹ là như thế nào