1. Bọc răng sứ có hết hô không?

Bọc răng sứ là cách cải thiện răng khuyết điểm trong các trường hợp răng bị sứt mẻ, thưa, hô, móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng vàng ố, mòn men răng… Bọc sứ còn có thể điều trị răng sâu, viêm tủy,...
Bọc răng sứ được thực hiện trong thời gian nhanh chóng, mang lại hàm răng trắng đều, đẹp tự nhiên. Hiện nay, bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để thay đổi hàm răng của mình.
Tuy nhiên, không phải trường hợp, mức độ hô nào cũng có thể giải quyết bằng bọc răng sứ. Vì cách này chỉ tác động đến răng chứ không thể chỉnh khớp cắn hay chỉnh xương hàm.
Vì thế, bọc răng sứ có hết hô hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng hô của bạn. Nếu bạn bị hô do răng cửa hô nhẹ, lệch lạc nhẹ... thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp tốt để khắc phục. Còn nếu là trường hợp phức tạp thì phải tìm cách khắc phục khác mới đem lại hiệu quả.
2. Quy trình bọc răng sứ hết hô

Quy trình bọc răng sứ cho răng hô được tiến hành như sau: Bác sĩ sẽ mài đi một phần răng thật để tạo thành cùi răng (tỷ lệ mài sẽ tùy thuộc vào tình trạng hô của răng) rồi lắp mão răng bằng sứ đã chế tác lên trên và cố định lại bằng keo dán Nha khoa.
Quy trình bọc răng sứ cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát, xem răng bị hô ở mức độ nào, trường hợp này bọc răng sứ có tác dụng không?
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê để bạn không cảm thấy đau khi thực hiện. Sau đó, mài răng theo tỷ lệ phù hợp.
Bước 3: Lấy dấu răng và gửi các thông số về phòng Labo để kỹ thuật viên chế tác răng sứ cho từng trường hợp răng theo tỉ lệ chính xác nhất.
Bước 4: Sau khi đã chế tác xong mão răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thử lên cung hàm. Nếu đã hài lòng về các yếu tố: thẩm mỹ, màu sắc, hình dáng, khớp cắn… bác sĩ sẽ gắn cố định mão răng lên răng.
Bước 5: Hẹn lịch tái khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng sau bọc sứ.
3. Những lưu ý khi bọc răng sứ

Trước khi làm răng, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức Nha khoa nhất định để khi nghe bác sĩ tư vấn không bị bỡ ngỡ và xác định xem Nha khoa mình làm răng có đáng tin cậy hay không.
Cần lưu ý những trường hợp không được bọc răng sứ: Răng đang mắc bệnh lý hoặc bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường… muốn bọc răng cần điều trị bệnh lý trước khi làm răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuân thủ cách chăm sóc sau khi bọc răng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh mắc các bệnh lý răng miệng và tăng tuổi thọ của răng sứ.
Bọc răng sứ là không phải là phương pháp thẩm mỹ răng quá phức tạp nhưng đòi hỏi các bác sĩ thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn giỏi để đảm bảo an toàn trong và sau khi làm răng, đồng thời tránh những biến chứng không đáng có. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ chữa răng hô uy tín, chất lượng là rất quan trọng để ca làm răng an toàn và hiệu quả.
Tham khảo thêm bài viết: Niềng răng hô là gì? có bao nhiêu phương pháp niềng răng