1. Trồng răng sứ có đau không?
Trồng răng có đau không là vấn đề quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ nêu rõ cho bạn các phương pháp trồng răng hiện nay để bạn có thể nắm được một số thông tin cơ bản.
Hiện tại, trồng răng sứ có 3 giải pháp phổ biến đó là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu - nhược điểm khác nhau. Qua đó, các cơn đau nhức, khó chịu cũng khác nhau.
Đây là phương án thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh đã lớn tuổi. Bác sĩ sẽ sử dụng tổ hợp các răng giả được chế tác từ nhựa hoặc sứ dính kết lên một nền hàm giả, đôi khi nền hàm còn kết hợp với khung kim loại để khôi phục lại các răng bị mất. Hàm giả tháo lắp thường có hai dạng là nền hàm bán phần và nền hàm toàn phần, tùy vào tình trạng mất răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn loại hình phù hợp.

Mặc dù, hàm tháo lắp có mức chi phí rẻ nhất trong các giải pháp điều trị răng mất. Thế nhưng, nó ẩn chứa nhiều nhược điểm như không thể ngăn được quá trình tiêu xương hàm, tụt nướu và lão hóa chỉ sau một khoảng thời gian.
Mặc dù, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu do răng và xương hàm không bị tác động. Tuy nhiên, về lâu dài, đôi lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn uống do hàm bị lỏng lẻo, không còn khớp với khuôn miệng.
Cầu răng sứ là giải pháp trồng răng cố định dùng để phục hồi tình trạng mất 1 răng hoặc nhiều răng. Bằng cách mài nhỏ hai răng kế cận hai bên răng mất và sử dụng một dãy các mão sứ liền kề đặt lên hai trụ đã mài, răng sứ giả được đặt giữa để thay thế cho vị trí trống. Nhờ đó giúp khôi phục hiệu quả cả về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

So với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ có nhiều ưu điểm hơn như màu sắc răng sứ tựa như răng thật, độ bền cao và tuổi thọ cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì phải mài thêm răng bên nên có thể sau khi phục hình bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ê buốt. Thế nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng vì cảm giác này sẽ dần biến mất sau vài ngày. Và điều quan trọng nhất là trong thời gian sử dụng nên hạn chế ăn nhai những vật quá cứng hoặc quá dai để bảo vệ răng sứ tốt hơn, tránh bị nứt, vỡ gây đau nhức, khó chịu.
Cũng như hàm tháo lắp, cầu răng sứ cũng không thể khắc phục được nhược điểm tiêu xương hàm. Do đó, sau một khoảng thời gian khuôn mặt cũng sẽ xuất hiện tình trạng lão hóa sớm, gây mất thẩm mỹ.
Cắm Implant được xem là giải pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay. Một trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium lành tính sẽ được đặt vào vị trí răng đã mất tại xương hàm. Sau khi Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ đặt khớp nối Abutment lên bên trên để làm cùi răng. Cuối cùng, một chiếc răng sứ được chế tác công phu như một chiếc răng hoàn chỉnh sẽ bao bọc Abutment. Nhờ đó, khôi phục lại chiếc răng bị mất hoàn hảo với đầy đủ thân răng và chân răng.

Cấy ghép Implant có ưu điểm vượt trội hơn so với hàm tháo lắp và cầu răng sứ, đó là ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm. Ngoài ra, thời gian sử dụng có thể lên đến trọn đời, giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí nên được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng.
Hơn nữa, với công nghệ trồng răng Implant tiên tiến, tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ không xảy ra. Bên cạnh việc sử dụng thuốc gây tê chất lượng, nhiều phòng nha đã sử dụng máng hỗ trợ phẫu thuật để giúp trụ Implant đặt chính xác vào xương hàm, không lật vạt nướu, không xâm lấn các mô xung quanh nên sẽ hạn chế được tình trạng ê buốt, biến chứng. Có thể trong ngày đầu bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng cảm giác đó sẽ nhanh chóng biến mất nên bạn không phải quá lo lắng nhiều.
2. Có nên trồng răng sứ không?
Như đã nói trên, trồng răng Implant là giải pháp trồng răng sứ được các bác sĩ chuyên gia nha khoa khuyên dùng bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, cắm Implant là phương pháp trồng răng độc lập, không xâm lấn hoặc yêu cầu mài các răng kế cận nên sẽ không gây đau đớn hay khó chịu.
- Thứ hai, trồng Implant khắc phục hiệu quả tiêu xương hàm nhờ chân răng nhân tạo, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm và tụt nướu.
- Thứ ba, độ bền và tính thẩm mỹ của phương án này rất cao nhờ được cắm vào xương hàm nên hoạt động như một chiếc răng thật. Ngoài ra, các mão sứ đều được chế tác từ những nguyên vật liệu cao cấp, có màu sắc, độ bóng, đường vân răng… đẹp tuyệt hảo như răng thật.
- Thứ tư, đối với những bệnh nhân mất răng nguyên hàm thì đây là giải pháp điều trị hoàn hảo, giúp khôi phục hiệu quả cả về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ không gặp tình trạng đau nhức khi ăn nhai như với hàm tháo lắp sau quãng thời gian sử dụng.
- Cuối cùng, mặc dù chi phí ban đầu của cắm Implant cao hơn hai giải pháp còn lại. Thế nhưng, về lâu dài, nó tiết kiệm khá nhiều chi phí vì chỉ cần trồng một lần mà không cần phải làm lại nếu như được thực hiện đúng quy trình và bệnh nhân có chế độ chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp trồng răng sứ tối ưu. Thế nhưng, đây là kỹ thuật trồng răng tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, các máy móc, thiết bị hỗ trợ phải thật tân tiến, phòng điều trị phải đủ điều kiện vô trùng và răng sứ phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Do đó, bạn cần suy nghĩ và lựa chọn cẩn thận địa chỉ mà mình sẽ thực hiện để tránh những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ đảm bảo được quá trình trồng răng ít xảy ra biến chứng và hạn chế tối đau đớn cho bệnh nhân.
3. Trồng răng sứ có bị hôi miệng không?

Bị hôi miệng sau khi trồng răng sứ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
Răng giả tháo lắp được chế tác với nguyên liệu chính là nhựa. Sau một thời gian sử dụng dung dịch trong khoang miệng sẽ ngấm vào nhựa nên gây ra mùi hôi miệng.
Bác sĩ lấy dấu hàm không chính xác dẫn đến việc tạo ra hàm giả sai lệch với khuôn hàm. Từ đó, tạo ra các kẽ hở làm cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn xâm nhập vào gây hôi miệng.
Tình trạng hôi miệng còn xảy ra do bệnh nhân vệ sinh không sạch sẽ hàm giả, khiến răng giả có mùi hôi khó chịu.
Quá trình bắc cầu răng sứ sai kỹ thuật, nhịp cầu không sát khít với cùi răng. Khi có khe hở, thức ăn dễ đọng lại và phân hủy nên sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.
Bệnh nhân không tuân thủ lời dặn của bác sĩ, cố gắng cắn hoặc nhai những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai khiến cho răng sứ bị nứt, vỡ, tạo khe hở cho thức ăn bám lại, gây nên tình trạng hôi miệng.
Nếu sử dụng răng sứ kim loại để làm cầu răng thì sau một quãng thời gian dùng chất liệu kim loại sẽ bị oxy hóa, làm nướu bị kích ứng và chân răng sẽ xuất hiện mùi hôi.
Bác sĩ chủ quan trong vấn đề điều trị bệnh lý răng miệng trước khi làm cầu sứ cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.
Lý do phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi hôi sau khi trồng răng Implant là do bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém nên tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển.
Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều axit hoặc hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở.
Chất liệu làm răng Implant kém chất lượng hoặc bác sĩ điều trị có tay nghề yếu kém làm tổn thương các tế bào nướu, xương sẽ khiến hơi thở có mùi hôi sau một quãng thời gian sử dụng.
Một nguyên nhân khác nữa là bệnh nhân có tiền sử hôi miệng từ trước hoặc nếu mắc các bệnh như viêm gan, phổi, thận, dạ dày cũng có nguy cơ bị hôi miệng cao sau khi cắm Implant.
Trên đây là các thông tin giải đáp về thắc mắc trồng răng sứ có đau không và trồng răng sứ có bị hôi miệng không. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này sau khi trồng răng thì cách tốt nhất là nên đến trực tiếp các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn cao kiểm tra và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả cho bạn.
Trồng răng sứ là giải pháp đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng khi gặp phải tình trạng mất răng. Bên cạnh các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này thì chi phí điều trị bao nhiêu cũng là mối bận tâm của nhiều người. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau Trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu tiền 2019