Mất răng

Có nên trồng răng hàm trên, dưới không? Và có đau không?

1. Răng hàm là răng gì?

răng hàm là gì

Răng hàm gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ, đếm từ ngoài vào có số thứ tự từ 4 đến 8. Một người trưởng thành mọc đủ răng sẽ có 20 chiếc răng hàm. Trong đó, răng hàm số 6 và răng hàm số 7 là những chiếc răng cực kỳ quan trọng. Vì đây là 2 chiếc răng không trải qua quá trình thay răng sữa như những răng còn lại. Nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ sớm bị tổn thương. Khi mất đi sẽ không thể mọc lại được.

Răng hàm có cấu tạo gồm 2 phần: thân răng và chân răng. Thân răng có thể dễ dàng nhìn thấy, còn chân răng nằm dưới nướu, gắn chặt với xương hàm để chiếc răng được vững chắc. Mặt nhai của răng hàm lớn hơn so với răng cửa, có gờ rãnh, gồm 2 đến 4 chân răng (tùy vào vị trí của chiếc răng đó)

2. Tác dụng của răng hàm? Có nên nhổ răng hàm không?

Răng hàm có vai trò cực kỳ quan trọng, cụ thể là: 

  • Đảm nhận chức năng nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng.
  • Bảo vệ xương hàm, tạo sự hài hòa và cân đối cho cấu trúc khuôn mặt.
  • Giúp phát âm rõ ràng.

tác dụng của răng hàm

Răng hàm có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai nên việc bảo tồn răng luôn cần được ưu tiên trong quá trình điều trị, dù là răng hàm trên hay răng hàm dưới. Chỉ với trường hợp không thể giữ lại, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng hàm.

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm khi răng gặp phải những vấn đề sau:

  • Răng sâu quá nặng, ăn vào đến tủy, chân răng và xương hàm, gây viêm nhiễm mạn tính, biến chứng viêm chóp răng, áp – xe răng…  không thể điều trị được nữa. 
  • Răng hàm bật gốc hoặc lung lay không còn cách nào giúp răng chắc trở lại.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng đến những chiếc răng còn lại trong cung hàm. 
  • Răng đã bị vỡ, gãy, mẻ quá lớn... không có khả năng phục hồi.
  • Nướu và răng bị viêm nhiễm nặng, không có khả năng lưu giữ răng.

3. Không trồng răng hàm có sao không?

Sau khi nhổ răng, mất răng nhiều người cho rằng: Việc mất răng không quan trọng. Tuy nhiên, mất răng càng lâu, hậu quả càng nghiêm trọng, cụ thể là: 

  • Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lực nhai bị giảm sút, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ là gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
  • Lực nhai tác động lên xương hàm không còn, tế bào xương không được kích thích sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi. 
  • Số lượng mất răng càng nhiều, thời gian mất răng càng kéo lâu, mật độ, số lượng, chất lượng xương hàm càng lão hóa nhanh chóng, xương ổ răng thấp dần, khả năng nâng đỡ cơ mặt không còn sẽ gây tụt nướu, khiến 2 má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, nhăn nheo, lão hóa sớm.
  • Răng bên cạnh di chuyển, đổ nghiêng về phía mất răng và răng đối diện, làm khớp cắn bị xáo trộn, cản trở đến việc ăn nhai, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Vị trí mất răng còn là nơi trú ẩn của vi khuẩn do thức ăn dính lại, sinh ra các bệnh lý hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu… Về lâu dài sẽ ảnh hưởng các răng còn lại.
  • Răng hàm dưới tiếp xúc nhiều với các ống dây thần kinh nên khi mất răng hàm dưới, xương hàm sẽ bị thoái hóa nhanh chóng, gây khó khăn cho việc cấy ghép răng về sau. Lúc này, bạn sẽ phải cấy thêm xương mới đủ điều kiện trồng răng.

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng do mất răng gây ra, bạn cần tiến hành trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.

4. Trồng răng hàm trên và dưới như thế nào? Có mấy loại? Trồng răng hàm có đau không?

Khi mất răng ở hàm trên hoặc dưới, bạn cần nhanh chóng trồng lại răng. Nhưng đâu mới là phương pháp phù hợp nhất? Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay:

  • Trồng răng hàm tháo lắp

trồng răng hàm tháo lắp

Có cấu tạo gồm ba phần: Răng giả, nền hàm và móc kim loại. 

Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí điều trị thấp, không yêu cầu về chất lượng xương hàm nhưng lại khiến tình trạng mất răng có thể trầm trọng hơn vì có nguy cơ làm tụt nướu, gương mặt sớm bị lão hóa nếu sử dụng lâu dài.

Trong các phương pháp trồng răng giả, hàm giả tháo lắp ít gây đau nhất vì chỉ cần đặt nền hàm giả lên trên nướu tại khoảng trống mất răng, hoàn toàn tác động gì đến những răng kế cận.

  • Cầu răng sứ (trồng răng hàm sứ)

cầu răng sứ

Là cách trồng răng bằng cách mài nhỏ hai răng thật bên cạnh răng đã mất, rồi chụp mão răng sứ lên trên, chiếc răng giả ở giữa sẽ thay thế vị trí cho răng hàm đã mất.

Khi làm cầu răng, bạn sẽ được gây tê nên sẽ không có cảm giác đau trong quá trình mài răng. Sau khi hết thuốc tê sẽ thấy khó chịu một chút nhưng không đau nhiều, bạn có thể uống thuốc giảm đau để hạn chế cảm giác này.

Cầu răng sứ cũng có nguy cơ bị tiêu xương, tụt nướu khiến gương mặt bị lão hóa sớm vì không có chân răng. Việc bắt buộc phải mài hai răng kế cận răng đã mất để làm trụ sẽ làm tủy của hai răng này có nguy cơ bị tổn thương. Về lâu dài, bạn có thể bị mất thêm răng thật.

  • Trồng răng hàm Implant

Là phương pháp trồng răng giả được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn cũng như tỷ lệ thành công. 

Cấu tạo của một chiếc răng Implant gồm: trụ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trụ Titanium được đặt bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất.

Trồng Implant chỉ tác động lên vị trí mất răng, không tác động đến những răng kế cận. Thời gian thực hiện ghép trụ vào bên trong xương hàm chỉ 10 phút. Với trang thiết bị hiện đại, thuốc gây tê và tay nghề của bác sĩ… bạn sẽ không đau trong quá trình thực hiện.

trồng răng hàm implant

Sau khi quá trình trồng răng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, bạn uống theo đúng chỉ định thì cảm giác đau, khó chịu sau đó sẽ giảm dần trong 24 giờ. 

Implant mang lại tính thẩm mỹ và chức năng gần như răng thật. Ngoài độ bền lâu dài trọn đời còn giúp khắc phục được tình trạng tiêu xương, tụt nướu, lão hóa sớm. Đặc biệt, không cần mài hai răng kế cận như cầu răng sứ nên sẽ giảm tối đa nguy cơ bị mất thêm răng thật.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, vị trí răng đã mất, nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng hàm trên, dưới phù hợp nhất với mình.

Trong các phương pháp trồng răng hiện nay, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ  chỉ khắc phục được vấn đề mất răng trước mắt mà không thể giải quyết được những hậu quả về sau. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn phương pháp trồng răng Implant vì những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Không trồng răng giả sau khi nhổ răng hoặc bị mất răng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sau. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để trồng lại răng gian sớm nhất có thể. Đồng thời, hãy chọn cho mình một Nha khoa uy tín, để quy trình trồng răng đảm bảo an toàn và hiệu quả về sau.

Tham khảo thêm bài viết: Chi phí trồng răng hàm trên dưới giá bao nhiêu tiền?

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí