1. Cắt lợi (nướu) có đau không?

Cắt lợi (nướu) là tiểu phẫu được sử dụng trong Nha khoa để điều trị các vấn đề về nướu, lợi như lợi trùm, cười hở lợi...
Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Bóc tách và giải phẫu liên kết của hàm với mô lợi (nướu), rồi lật vạt cắt bỏ đi phần lợi thừa, sau đó điều chỉnh để thân răng dài hơn ban đầu để đảm bảo độ thẩm mỹ cho nướu.
2. Cắt lợi có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Cắt lợi là phương pháp thu gọn phần lợi thừa, làm răng trông dài hơn. Đây là thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn, an toàn với sức khỏe khách hàng.
Cắt lợi là thủ thuật Nha khoa đơn giản, ít xâm lấn, không gây hại đến sức khỏe cơ thể, an toàn và không gây biến chứng.
Trường hợp hở lợi quá nặng, bác sĩ sẽ kết hợp phẫu thuật tạo hình để thay đổi phần nướu che đi răng trước đó.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê để khách hàng không bị đau đớn hay khó chịu. Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, nếu có cảm giác ê thì bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau 1 tuần là có thể ăn uống bình thường.
Quy trình cắt lợi được thực hiện trong khoang miệng, viền lợi sau khi thực hiện cắt được khâu bằng chỉ thẩm mỹ nên sẽ không để lại sẹo xấu, người đối diện sẽ không thể phát hiện ra bạn đã cắt lợi khi giao tiếp.
Cắt lợi là một tiểu phẫu nhỏ, không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng. Phẫu thuật cắt lợi chỉ nguy hiểm khi bác sĩ thực hiện cắt lợi, tạo hình xương ổ răng không đúng theo tỷ lệ chuẩn xác, lợi sẽ bị tụt sau phẫu thuật khiến chân răng bị hở, gây tình trạng ê buốt.
Nếu thực phẫu thuật tại cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ thực hiện không đúng quy trình thì sẽ có nguy cơ bị tái phát, khiến răng đau nhức, sưng tấy,... ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn cho mình một phòng khám nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm khi muốn phẫu thuật cắt (lợi) nướu.
3. Khi nào thì nên cắt lợi?

Cắt lợi là phương pháp thẩm mỹ nụ cười, thường được chỉ định trong các trường hợp như sau:
- Thân răng ngắn, một phần răng nằm trong lợi.
- Người bị viêm lợi hoặc người dùng thuốc kháng sinh liều cao khiến lợi phát triển mạnh.
- Chỉnh răng không đúng kỹ thuật làm phần lợi lộ ra quá nhiều.
- Nhóm răng cửa hàm trên bị lún xuống dẫn đến khi cười bị hở lợi.
- Xương hàm trên phát triển xuống dưới khiến lợi bị hở ra khi cười.
Để biết trường hợp của mình có phù hợp làm phẫu thuật hay không, bạn cần trực tiếp đến phòng khám Nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4. Những lưu ý sau khi cắt lợi

Sau khi phẫu thuật cắt lợi, để vết thương nhanh lành, bạn cần chăm sóc và thực hiện theo chế độ ăn đặc biệt như:
- Uống thuốc kháng sinh chống viêm sau phẫu thuật theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không ăn uống thực phẩm cay nóng, có axit vì sẽ gây kích ứng, khiến vị trí phẫu thuật có thể bị viêm nhiễm.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ vết thương nhanh hồi phục
- Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia,…
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng, tránh đè mạnh vào nướu.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng nướu sau phẫu thuật.
Cắt nướu chỉ là một tiểu phẫu đơn giản để giúp bạn sở hữu 1 nụ cười đẹp, tự tin và rạng rỡ hơn. Để hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật, bạn nên chọn cho mình một cơ sở Nha khoa uy tín để không còn lo lắng khi thực hiện phẫu thuật cắt lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả dài lâu sau phẫu thuật.
Sau khi tìm hiểu về những ảnh hưởng của cắt lợi đối với sức khỏe, chắc hẳn vấn đề chi phí cũng là vấn đề bạn quan tâm. Hãy tham khảo bài viết sau, để tìm hiểu thêm nhé! Chi phí cắt lợi thẩm mỹ giá bao nhiêu tiền?