Các bệnh lý khác

Sâu răng là gì? Nguyên nhân, tác hại của sâu răng và cách xử lý

I. Sâu răng là gì? Con sâu răng có thật không?

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Thăm khám thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng.

Con sâu răng có thật không? 

Con “sâu răng” hoàn toàn không có thật và cũng không có cơ sở khoa học nào chứng minh được điều đó. Sâu răng là hiện tượng xảy ra khi không vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn, các chất dinh dưỡng bám vào răng, trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn sẽ lên men thức ăn và sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu. Sâu răng là “sản phẩm phụ” của quá trình lên men ấy, do đó không hề có con sâu răng”.

II. Dấu hiệu sâu răng

1. Sâu răng giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm có màu sáng đục và sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng sẽ có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ.

Sau khi bắt đầu sâu men thì các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Ở giai đoạn phát triển này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm giác đau hoặc ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại thức ăn có nhiệt độ thất thường.

Khi ngà răng bị tổn thương các vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào trong tủy răng. Thành phần tủy bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau đớn gây khó chịu cho bệnh nhân.

2. Sâu răng lâu năm

Khi bị sâu răng lâu năm, cũng là lúc phát triển đến giai đoạn cuối cùng, vi khuẩn sẽ tích tụ rất nhiều gây nên những tổn thương cho chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Làm chết tủy và gây ra một số triệu chứng như xưng mặt, làm tiêu xương dẫn đến mất răng và gây ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc các vị trí xung quanh răng. Răng sâu đến tủy rất nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy. Khi tủy răng chết, bạn sẽ thấy hết đau nhưng vị trí sâu răng sẽ bị lồi thịt.

III. Nguyên nhân gây sâu răng

Có một số bước cần thiết để hình thành sâu răng, bắt đầu từ việc mất chất khoáng trong răng (khử khoáng) đến việc ăn tất cả các đường qua răng để gây ra sâu răng. Sâu răng cũng xảy ra khi thức ăn có chứa carbohydrate bị mắc kẹt giữa các kẽ răng và không được loại bỏ hoàn toàn bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa.  

Ăn kẹo sâu răng

Nguyên nhân chính của sâu răng là thức ăn và đồ uống có đường, dính. Càng tiêu thụ nhiều đường, càng nhiều axit, được tạo ra dẫn đến thối rữa. Đường kết hợp với mảng bám làm suy yếu men răng, khiến bạn dễ bị sâu răng. Mỗi lần bạn ăn kẹp hay thực phẩm có đường, răng của bạn rất dễ bị tổn thương do thành phần axit trong đó. 

Vệ sinh răng miệng kém

Không đánh răng thường xuyên tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và tấn công men răng. Khi không được loại bỏ thường xuyên, các mảng bám sẽ bám vào răng và tích tụ theo thời gian tạo thành cao răng. Khi có đường, mảng bám tạo ra axit tấn công men răng của bạn và cuối cùng có thể gây ra các lỗ trên răng, hay còn gọi là sâu răng.

Vi khuẩn gây sâu răng

Có rất nhiều loại vi khuẩn sống tự nhiên trong khoang miệng của bạn. Khi những vi khuẩn này tiêu hóa carbohydrate bám trên răng và trong miệng, axit sẽ hình thành và tấn công men răng của bạn.  

III. Tác hại của sâu răng

1. Sâu răng hôi miệng

Khi bị sâu răng, men răng sẽ bị phá hủy, các túi (lỗ) sâu hình thành và tạo mùi hôi khó chịu. Các vi khuẩn gây sâu răng sẽ tích tụ và phát triển nhanh chóng, lan rộng ra lưỡi, nướu, khoang miệng, … Lúc này, vi khuẩn tấn công từ nhiều phía khiến miệng bốc mùi nhanh chóng và khó kiểm soát. 

Thậm chí, khi bạn đã xử lý sâu răng bằng vật liệu trám thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể tiếp diễn. Trong một vài trường hợp vật liệu trám không tương thích với răng thật, tạo môi trường cho vi khuẩn gây hôi miệng ẩn náu bên dưới. 

2. Sâu răng ăn vào tủy

Tủy răng nằm sâu bên trong răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Nhiệm vụ của tủy răng là cảm nhận thức ăn. Khi tủy răng bị vi khuẩn sâu răng tấn công ăn mòn vào bên trong, thì sẽ bị viêm nhiễm, gây ra những cơn đau nhức, khiến bạn khó chịu và không thể tập trung vào công việc.

Những cơn đau nhức sẽ nhiều hơn, cường độ đau cũng nặng hơn, cảm giác đau buốt, kéo dài liên tục. Tình trạng đau nhức còn xuất hiện nhiều về đêm, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vô cùng, ăn uống cũng không được ngon miệng. 

3. Sâu răng có mủ, viêm lợi

Khi vi khuẩn lây lan, tấn công vào các mô nướu sẽ gây nên hiện tượng sâu răng có mủ. Biểu hiện qua dấu hiệu sưng đỏ ở nướu, nướu chuyển đen và có mủ bên trong. Viêm lợi có mủ xảy ra khi sâu răng phá hủy tủy, lây lan xuống phần nướu răng bên dưới khiến cho lợi bị nhiễm trùng, sưng tấy và chỉ cần chạm nhẹ đã thấy dịch mủ bên trong chảy ra. 

4. Sâu răng gây viêm xoang

Dựa vào giải phẫu cấu trúc Răng – Hàm – Mặt cho thấy, răng hàm trên, xương hàm trên và xoang hàm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, răng hàm trên số 3, 4 và 5 có cấu tạo chân chui sâu tới mặt dưới của xoang hàm. Chính vì vậy, khi răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm, sâu răng nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng lan rộng gây viêm xoang hàm.

Bệnh viêm xoang nếu không phát hiện và tiến hành chữa trị sớm, dịch mủ từ lỗ thông xoang có thể chảy xuống miệng gây hôi miệng và một số vấn đề hệ hô hấp khác. Triệu chứng sâu răng gây viêm xoang tương tự với triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng thôn thường. Người bệnh có thể bị chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc ho. Ngoài ra, viêm xoang hàm có thể gây viêm và sưng dẫn đến tắc nghẽn xoang, gây đau nhức ở mặt, đặc biệt là mũi, trán và mắt.

5. Sâu răng chảy máu

Sâu răng bị chảy máu không thể coi thường, đây là một dấu hiệu cảnh báo rất nguy hiểm với sức khỏe. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:

– Sâu răng lây lan xung quanh khiến vùng nướu răng cũng bị ảnh hưởng, khiến mối liên kết giữa nướu răng và chân răng, thân răng trở nên yếu hơn. Răng dễ bị lung lay còn nướu rất dễ bị tổn thương, chảy máu khi có tác động nhẹ từ bên ngoài khi chải răng, súc miệng, ăn uống,…

– Vi khuẩn sâu răng ăn sâu xuống vùng nền hàm, tạo ổ khuẩn (áp-xe). Lâu dần, các áp-xe bung ra gây chảy máu.

6. Răng sâu bị ê buốt

Nếu bạn cảm thấy răng sâu bị ê buốt, điều đó có nghĩa là răng sâu đã phát triển tới tủy răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lý sẽ tiến triển tới giai đoạn viêm nhiễm, gãy vỡ răng và cuối cùng là mất răng.

7. Sâu răng lỗ to

Khi đã bị sâu răng và xuất hiện một lỗ sâu to ở chiếc răng thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng răng vỡ thành nhiều mảnh. Việc nhai thức ăn ở chiếc răng bị sâu khiến chúng không thể trụ vững được trên hàm, gây vỡ vụn.

8. Sâu răng lồi thịt

Tình trạng răng sâu mọc thịt thừa là dấu hiệu của bệnh nướu triển dưỡng, viêm lợi trùm răng khôn và nhiều vấn đề khác, phổ biến nhất là áp xe răng.

Nguyên nhân gây răng bị áp xe là do tủy răng hoặc các tổ chức nha chu xung quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng mà không được điều trị kịp thời. Khi răng bị chấn thương, mủ trong ổ viêm chảy xuống xương hàm phía dưới, gây nguy cơ nhiễm chóp răng và các cấu trúc xung quanh răng hình thành lỗ dò bên dưới chân răng, vùng niêm mạc của răng sẽ bị rò rỉ mủ ra bên ngoài nên sưng to lên nhìn như thịt thừa gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.

9. Sâu răng nổi hạch

Khi sâu răng bị nổi hạch thì là dấu hiệu của việc chiếc răng đó đang gây viêm. Những vi khuẩn từ chiếc răng này bị nước bọt cuốn trôi khi đi qua họng làm nhiễm trùng và tạo hạch ở đó. Nhưng cũng không thể bỏ qua trường hợp bị hổi hạch ở cổ là do một bệnh nào đó gây ra. Vì thế, bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác.

IV. Sâu răng kiêng ăn gì?

– Các loại thức ăn giàu đường như bánh kẹo, mứt, bánh quy,… vì chúng dễ bị nhét vào kẽ răng sâu làm tăng cơn đau nhức răng.

– Ngoài ra, đường sẽ kết hợp với môi trường trong khoang miệng gây ra sâu răng nặng hơn. Nhớ là tuyệt đối không nên ăn trước khi đi ngủ dù bạn có thèm đến đâu.

Dù vậy một số thực phẩm như cơm, mì, trái cây cũng chứa một lượng đường nhất định nhưng không thể kiêng ăn vì chúng còn bổ sung năng lượng cho cơ thể cho nên cần vệ sinh bằng nước sạch sau khi ăn.

– Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng hoặc gia vị cay nồng dễ làm kích ứng cơn đau răng.

– Tránh các loại nước nóng lạnh, nước uống có gas,… vì dễ kích ứng đến nướu răng khiến nướu bị tổn thương.

– Không nên ăn các loại thịt đỏ, thịt có tính nóng như thịt gà, các loại thức ăn dễ dính vào răng như xôi, nếp,… vì chúng có thể bám vặt vào kẽ răng và gây sưng tấy nặng hơn khiến cơn đau nhức răng tăng thêm.

– Không nên uống bia, rượu,…

– Không nên ăn các loại trái cây dẻo, sấy khô vì lượng đường trong loại này cao hơn so với trái cây thông thường.

– Ngoài ra cần tránh các loại đồ ăn cứng, dai, dẻo cần lực nhai mạnh khi ăn và nó sẽ ảnh hưởng đến chiếc răng sâu.

V. Sâu răng làm thế nào để khỏi?

1. Sử dụng kem đánh răng

Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ sâu răng. Hãy nhớ chải răng hai lần mỗi ngày với
kem đánh răng có chứa chất fluoride và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để phòng ngừa cũng như làm giảm tình trạng sâu răng phát triển.

2. Chữa tủy sâu răng

Chữa tủy (chuyên môn gọi là điều trị nội nha) là một quy trình giúp lấy sạch tủy răng bị tổn thương, trám kín lại ống chứa tủy và phục hồi răng.

Quy trình chữa tủy có thể kết thúc trong 1 hoặc 2 lần hẹn tùy theo tình trạng của răng. Dưới đây là quy trình khi thực hiện chữa tủy.

  • Khám đánh giá mức độ tổn thương cũng như hệ thống ống tủy.
  • Chụp phim X-quang để kiểm tra phần bên trong không nhìn thấy và đánh giá mức độ tiêu xương của răng.
  • Gây tê nhằm loại trừ cảm giác đau.
  • Khoan răng để mở tủy.
  • Làm sạch ống tủy.
  • Tạo hình ống tủy.
  • Trám kết thúc hoặc phục hồi răng bị vỡ lớn bằng mão răng

Việc chữa tủy răng là giải pháp tốt nhất giúp ngăn chặn tình trạng răng bị gãy rụng và bảo toàn chiếc răng thật của bạn. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng sâu, hỏng tủy, hãy tới ngay cơ sở nha khoa gần nhất để được chữa trị kịp thời.

>>> Xem ngay: Từ A-Z quy trình và chi phí điều trị tủy răng tại nha khoa Delia 

VI. Thắc mắc liên quan đến sâu răng

1. Hàn răng sâu xong bị đau nhức do đâu?

Sau khi trám răng sâu, bệnh nhân thường có cảm giác răng bị đau nhức. Thường răng sẽ ê buốt nhẹ khi nhai thức ăn. Nhưng cảm giác này không kéo dài, sẽ biến mất trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nguyên nhân là do thuốc tê hết tác dụng, các hoạt động tác động lên răng được trám đều có thể gây đau đớn cho răng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu như bạn cảm thấy đau nhức nhiều hơn, đặc biệt như răng bị sâu dù đã thực hiện trám. Trường hợp sau khi trám răng bị nhức nhiều như thế này là do răng chưa được điều trị dứt điểm bệnh lý, có thể răng sâu đã khiến tủy viêm bên trong chiếc răng được trám.

2. Trẻ em sâu răng sữa phải làm sao?

Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa mới chớm thì có thể dùng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ em chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, nha sĩ sẽ quyết định có nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng hay không. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải được thực hiện tại địa chỉ y tế có cơ sở vật chất đảm bảo, uy tín.

Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng thì cần phải đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu răng và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu, khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

3. Thuốc chấm sâu răng 

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thuốc chấm sâu răng có tác dụng điều trị viêm chân răng, nhiệt miệng, viêm quanh răng, viêm ổ răng sau nhổ, viêm loét niêm mạc miệng, giảm đau, cầm máu. Tuy nhiên, việc điều trị răng sâu tới tủy thì thuốc không có tác dụng. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua.

3. Sâu răng cửa có chữa được không?

Răng sâu dù ở vị trí nào cũng cần phải thực hiện loại bỏ các điểm sâu trên răng. Đây là kỹ thuật nạo bỏ phần sâu, cũng chính là nạo bỏ mô răng đã bị phá hủy mang mầm bệnh có nguy cơ làm lan sang các mô răng khỏe khác. Do đó, yêu cầu của kỹ thuật thực hiện là phải nạo vết sâu triệt để không bỏ sót, đồng thời không phạm vào mô răng lành. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn đối với răng cửa sâu.

Bởi lẽ, răng cửa là răng có hình thể mảnh, phần rìa răng có men răng rất mỏng, nếu việc nạo vết sâu quá nhiều làm mất quá nhiều mô răng thật thì phần răng còn lại sẽ rất ít, khiến cho việc phục hình khó khăn hơn và cũng rất khó để đạt được vẻ thẩm mỹ cao nhất. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, nếu răng cửa sâu quá nặng sẽ không thể duy trì được.

Sau khi điều trị sâu răng, các bác sĩ nha khoa luôn khuyên nên phục hình lại bằng một trong hai cách bọc răng sứ hoặc hàn trám. Việc phục hình nhằm bảo vệ phần mô răng thật còn lại, đồng thời để bệnh sâu răng không tái phát trên mô răng thật.

Trường hợp răng cửa bị sâu quá nặng, không thể cứu chữa hay bọc răng sứ thì giải pháp tốt nhất đó chính là nhổ bỏ, sau đó sử dụng phương pháp cấy ghép Implant để phục hình lại răng mất.

>>> Xem ngay: Trồng răng Implant 4S – Giải pháp hoàn hảo thay thế răng đã mất 

4. Sâu răng hàm số 7 phải làm sao?

Răng số 7 là chiếc răng thuộc nhóm răng hàm, giữ vai trò ăn nhai. Việc chiếc răng này hay bất kì chiếc răng nào khác trên cung hàm bị sâu đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn cơ thể.

Sâu răng số 7 có thể được chữa trị dứt điểm bằng các phương pháp nha khoa. Hàn trám răng và bọc răng sứ chính là phương pháp được lựa chọn hàng đầu. Tùy vào tình trạng sâu của răng, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

  • Nếu sâu răng số 7 chỉ vừa mới chớm, bạn có thể thực hiện trám răng để khắc phục sau khi bác sĩ nạo bỏ mô răng sâu.
  • Nếu răng sâu nặng hơn và hàn trám không đem lại hiệu quả, bọc răng sứ có thể giúp chữa trị dứt điểm sâu răng. Cần lưu ý trước khi bọc sứ cho răng bác sĩ phải làm sạch hết mô răng sâu tại vị trí răng số 7 hoặc những răng kế cận bị ảnh hưởng.

5. Sâu răng số 8 hàm trên có nên giữ lại?

Không giống như các răng khác, răng số 8 không có nhiều vai trò trong việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Vậy sâu răng số 8 phải làm thế nào? Nên điều trị hay nhổ bỏ? Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Hầu hết các trường hợp sâu răng bệnh nhân sẽ được bác sĩ tận tình điều trị để bảo tồn răng. Tuy nhiên, với trường hợp sâu răng số 8, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên nhổ bỏ để tránh những tác hại không tốt tới sức khỏe răng miệng bởi:

  • Sau khi nhổ răng sâu số 8, bạn sẽ chấm dứt tình trạng đau nhức do sâu răng gây ra, đồng thời tránh những nguy cơ lây lan sâu răng sang các kế cận.
  • Nhổ răng sâu số 8 sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề ăn nhai và thẩm mỹ của bạn nên sau khi nhổ răng, người bệnh cũng không cần phải trồng răng giả để thay thế.

Nếu như bạn bị sâu răng, hãy tới ngay có sở Nha khoa Delia để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục tốt nhất. Liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được đặt lịch khám hoặc giải đáp thắc mắc từ chuyên gia!

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí