Các bệnh lý khác

Răng lung lay là thiếu chất gì? Nguyên nhân dẫn đến răng yếu

1. Răng yếu lung lay là thiếu chất gì? 

Chân răng của mỗi người thường yếu đi theo thời gian do ảnh hưởng của hiện tượng lão hóa, với những biểu hiện thường thấy như thay đổi cấu trúc miệng, mòn răng, thoái hóa niêm mạc miệng… Biểu hiện của răng yếu chính là:

  • Mòn men răng
  • Ê buốt răng
  • Tụt nướu, nướu mềm hoặc sưng
  • Răng bị lung lay, chảy máu khi đụng vào

Răng yếu lung lay là thiếu chất gì

Răng yếu lung lay là thiếu chất gì

Vậy răng yếu là thiếu chất gì? 

Nếu như bạn cảm thấy răng của mình yếu, lung lay nhẹ thì rất có thể cơ thể của bạn thiếu vitamin D và canxi. Canxi là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển và tăng cường sức khỏe của xương cũng như răng. Nhưng nếu không có vitamin D, dù bạn có bổ sung bao nhiêu thực phẩm giàu canxi cho cơ thể đi chăng nữa, hệ tiêu hóa cũng khó mà hấp thụ được.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng yếu

Đánh răng sai cách 

Việc đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang có thể làm cho bề mặt răng sẽ bị mài mòn dần do ma sát, khiến men răng yếu đi. Thậm chí, trong một số trường hợp, cổ chân răng của bệnh nhân có thể bị mòn hình chữ V, để lộ ngà răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng yếuNguyên nhân dẫn đến tình trạng răng yếu

Việc không đánh răng hoặc chỉ đánh răng một lần mỗi ngày không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng, áp xe răng…

Sau khi ăn, mảng bám và vụn thức ăn không được làm sạch sẽ tích tụ lại trên bề mặt và kẽ răng. Dưới tác động của nước bọt và các chất có trong thức ăn, chúng sẽ bị vôi hóa thành vôi răng và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học 

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, axit trong thực phẩm có thể hòa tan men răng. Chính vì thế, các chuyên gia nha khoa thường khuyên chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, nước ngọt có gas…

Sau khi ăn các thực phẩm này, bạn không nên đánh răng ngay để tránh làm tổn thương lớp men. Thay vào đó, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên bề mặt răng.

Dùng tăm xỉa răng 

Dùng tăm xỉa răng để lấy giắt thức ăn là thói quen của nhiều người. Thế nhưng, hành động này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Việc cố gắng loại bỏ vụn thức ăn ra khỏi kẽ răng có thể làm tổn thương nướu. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dắt trên răng.

 sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dắt trên răng

Răng yếu sau sinh 

Răng yếu, ê buốt sau sinh là nỗi khổ của không ít bà mẹ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thường là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm và dễ bị thiếu các yếu tố vi lượng, đặc biệt là canxi, do đó, dễ dẫn đến tình trạng răng yếu.

Thêm vào đó, nếu ngà răng bị lộ răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cứng, nóng hoặc nhiều acid, bệnh nha chu cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị ê buốt răng. Cảm giác ê răng cứ xuất hiện rồi biến mất sau vài phút, cứ tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Răng yếu nên làm gì?

Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng răng yếu, chỉ cần xác định được rõ nguyên nhân là bác sĩ có thể lên được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số biện pháp điều trị răng yếu, lung lay thường được áp dụng:

– Răng lung lay do va đập, chấn thương: Với nguyên nhân này, răng có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Ngoài ra súc miệng với nước muối hàng ngày có thể làm chắc răng, giảm viêm và lành nướu.

– Răng lung lay do viêm nướu: Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám trên răng, sau đó ngậm thuốc giảm sưng viêm để loại bỏ sạch vi khuẩn và giảm đau nhức cho bạn.

– Răng yếu do tiêu xương: Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương hoặc nẹp cố định răng. Cả 2 phương pháp này đều cần thời gian để chân răng hồi phục lại, tuy nhiên răng sau tổn thương sẽ khó có thể hồi phục lại như ban đầu.

– Răng yếu do sâu, hỏng tủy: Khi răng bị sâu, đã ăn vào tủy thì việc điều trị tủy là rất cần thiết. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ làm sạch phần bị hoại tử và trám bít ống tủy, nhờ đó răng bạn sẽ bớt lung lay, chắc khỏe hơn. Trường hợp tình trạng sâu quá nặng, chết tủy khiến cho răng bị vỡ, bạn sẽ buộc phải nhổ bỏ răng và trồng răng giả.

>>> Xem thêm: Trồng răng Implant là như thế nào? Chi phí và quá trình thực hiện 

4. Răng yếu có niềng được không? 

Niềng răng phương pháp giúp nắn chỉnh lại hàm răng mọc không đúng vị trí như răng lệch lạc, hô móm, răng thưa… Điều kiện đầu tiên để việc niềng răng đạt hiệu quả là răng của bạn cần phải đảm bảo chắc khỏe, không mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, răng lung lay hay đã chết tủy. Trong trường hợp răng yếu có niềng được không sẽ còn tùy vào tình trạng, mức độ răng yếu cụ thể của bạn.
  • Nếu nguyên nhân khiến cho răng của bạn bị yếu là do các bệnh lý về răng miệng mà bạn vừa mắc phải thì bạn có thể đợi khi cơ thể và răng miệng ổn định trở lại bình thường rồi mới tiến hành niềng răng.
  • Tuy nhiên, nếu răng của bạn bị yếu do bẩm sinh thì việc niềng răng cần phải được bác sĩ thăm khám cụ thể, chỉ định và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp, để đảm bảo việc niềng răng có làm răng yếu đi thêm không và đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chức năng của răng.

Trường hợp của bạn bạn đã từng bị viêm nha chu nên sau khi điều trị răng vẫn còn chưa ổn định, răng yếu và dễ lung lay. Do đó, bạn nên đợi một khoảng thời gian khi bệnh viêm nha chu đã tốt hơn chân và thân răng ổn định vững chắc, đủ khỏe mạnh thì bác sĩ mới niềng răng cho bạn.

Trên đây là những nguyên nhân gây yếu răng và cách khắc phục tình trạng răng yếu. Nếu bạn có thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn cụ thể!
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí