1. Các dạng sai lệch khớp cắn loại 1,2,3
Tuy rằng trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các dạng sai lệch khớp cắn, tuy nhiên hiện nay có tới hơn 60% bác sĩ, nha sĩ đều đang đồng tình và sử dụng quan điểm phân loại của Edward Angle đưa ra vào năm 1899.
Khớp cắn hạng 1
Một cách dễ hiểu nhất thì sai khớp cắn loại 1 là tình trạng răng mọc lệch lạc, răng khểnh, răng thưa, quá chen chúc hoặc mọc sai chỗ. Còn theo mô tả của Angle thì đó là tình trạng mà không có gì bất thường về sự đối xứng hay khoảng cách giữa răng hàm số 6 phía trên và răng hàm số 6 phía dưới, mà chỉ có sự lệch lạc như đã mô tả phía trên ở các răng số 1, 2, 3, 4 phía trước.

Khớp cắn hạng 2
Hiểu đơn giản thì sai khớp cắn loại 2 chính là tình trạng răng hô, vẩu hàm trên mà chúng ta vẫn thường thấy. Theo quy tắc của Angle thì một nửa mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ nằm trên 1 nửa mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa mặt nhai của răng số 5.

Ngoài ra cũng theo mô tả của ông thì trong dạng sai khớp cắn loại 2 này sẽ được phân chia tiếp ra thành hai nhánh nhỏ hơn bao gồm:
- Khớp cắn sâu nặng : Hai chiếc răng cửa bị chìa ra ngoài
- Khớp cắn sâu hở lợi : Hai chiếc răng cửa số 1 vẫn bình thường và hai chiếc răng cửa số 2 nghiêng về sau, che gần hết răng phía dưới (khớp cắn sâu)
Khớp cắn hạng 3
Nôm na thì sai khớp cắn loại 3 chính là tình trạng răng móm hay răng hô vẩu hàm dưới (khớp cắn ngược) mà bạn vẫn thường thấy. Còn theo lý thuyết của Angle thì đó là tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ bị xê dịch vào phía trong tạo thành thế 1 nửa nằm trên mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa trên mặt nhai của răng số 7 hàm dưới.

2. Nâng khớp cắn bao lâu?
Nâng khớp cắn niềng răng được tiến hành trong khoảng từ 3 – 12 tháng tùy thuộc mức độ sai lệch khớp cắn của mỗi người. Tuy nhiên, việc nâng khớp được tiến hành song song với quá trình niềng răng, thế nên bạn sẽ không mất thêm thời gian cho công đoạn này. Trong quá trình niềng, nếu khớp cắn đã thay đổi đúng thì các bệ sẽ nhanh chóng được tháo bỏ.
Cảm giác khó chịu cũng chỉ xuất hiện trong một vài tuần đầu tiên sau khi nâng khớp cắn, sau khi quen dần bạn sẽ thấy nó rất bình thường. Chính vì thế, bạn chỉ mất 1 tuần là đã có thể quen với việc nâng khớp.
3. Những lưu ý về việc nâng khớp cắn
Trong quá trình thực hiện nâng khớp răng khách hàng cần lưu ý tới một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả là tốt nhất:

- Vì vật nâng khớp cắn tồn tại trên răng một thời gian dài, thế nên chúng ta cần phải chú ý chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng. Trước tiên, việc vệ sinh răng để diệt khuẩn sau mỗi bữa ăn phải được ưu tiên lên hàng đầu bởi vì nếu không đánh răng, vi khuẩn sẽ có điều kiện trú ẩn nơi cục hoặc máng nâng khớp gây ra các bệnh răng miệng.
- Kiểm soát việc ăn nhai, không nên thực hiện nhai quá nhanh và mạnh, đặc biệt là khi đang sử dụng các cục nâng khớp
- Tập thích nghi và làm quen với việc hơi khó chịu và mỏi khi ăn nhai trong trường hợp thực hiện dùng máng nâng khớp
- Bên cạnh đó, bạn phải nhớ là không được ăn thức ăn dai cứng để tránh trường hợp cục nâng khớp bị lệch ra khỏi vị trí.
- Hàng ngày cần kiểm tra xem các thiết bị nâng khớp có vấn đề gì không, có bị lệch hay bị bào mòn không. Đặc biệt với các loại máng, nếu dung dịch không tốt thì rất dễ bị mòn và bong.
- Nếu không may, khi cụ chỉnh khớp này bị bung ra khỏi bề mặt răng, các bạn hãy nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại.
Nâng khớp cắn trong niềng răng là thao tác quan trọng giúp tối ưu hiệu quả chỉnh nha và giảm bớt thời gian điều trị cho bệnh nhân bị lệch khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bạn hãy đến Nha khoa Delia để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhé!