Các bệnh lý khác

Bệnh hôi miệng - Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả chứng hôi miệng

I. Hôi miệng là gì? Triệu chứng bị hôi miệng 

Hôi miệng (tiếng anh là bad breath – danh từ chuyên khoa là Halitosis) là một chứng bệnh khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho con người nhưng nó gây nhiều phiền toái trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Hơi thở mỗi người bệnh sẽ có mùi hôi khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gặp phải. Có người sẽ cảm nhận được mùi khó chịu trong hơi thở của mình, một số khác thì không.

Hôi miệng tầng 4 là gì? 

Hôi miệng tầng 4 là cấp độ nặng của hôi miệng, bạn có thể thấy rõ mùi hôi càng ngày càng nặng vào lúc thức dậy hoặc khi đói. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thường xuyên bị chảy máu chân răng, vùng lợi chuyển sang màu nâu sẫm và trong nước miếng cũng có máu màu sậm.

Hôi miệng từ cổ họng, cuống họng

Nếu bạn cảm thấy hơi thở có mùi, kèm triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, vòm họng có dịch mủ thì rất có thể nguyên nhân gây ra là do viêm xoang. Khi bị viêm xoang, khoang mũi sẽ bị nhiễm trùng và tạo thành các ổ mủ. Lâu dần, dịch mủ sẽ tích tụ trong hốc xoang và tràn xuống đường hô hấp, khiến cho hơi thở có mùi.

Nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng như trên, bạn sẽ cần phải đi khám để được điều trị ngay lập tức.

Cách phát hiện hôi miệng 

Để biết được mình có bị hôi miệng hay không, bạn có thể kiểm tra bằng cách thổi vào trong 1 chiếc cốc sau đó ngửi xem hơi thở có mùi hôi không. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thìa inox cào nhẹ mặt lưỡi, nếu có mảng trắng và ngửi thấy mùi khó chịu thì tức là bạn đã bị hôi miệng.

II. Hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì? 

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Một số người mắc các bệnh về mũi, phổi, họng có thể bị hôi miệng. Ví dụ như: viêm xoang, viêm dạ dày, u bướu ở phổi, họng, miệng hay amygdale… chính là nguyên nhân hôi miệng. Nếu như người bệnh cảm thấy vẫn khỏe, không mắc các bệnh kể trên thì nguyên nhân chính của hôi miệng là do vi khuẩn tích tụ trên răng, gây cao răng và sâu răng.

Hôi miệng là chứng bệnh không gây nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng giao tiếp, làm cho người bệnh mất tự tin. Một số trường hợp bị hôi miệng có thể do biểu hiện của các bệnh có thể kể đến:

Hôi miệng khi đói 

Khi bạn nhịn đói hoặc chưa ăn gì, bạn sẽ cảm thấy hơi thở có mùi. Khi cơ thể đói và mất nước, lượng nước bọt sẽ ít tiết ra, nó không thể rửa sạch mảng bám hay vi khuẩn trên lưỡi và khoang miệng, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, khi đói thì cơ thể cũng bắt đầu có sự phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng duy trì hoạt động, dẫn đến sự giải phóng ketone qua phổi, gây hôi miệng.

Hôi miệng khi ngủ dậy 

Hôi miệng khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp bởi quá trình điều tiết nước bọt sẽ ngừng lại khi ngủ. Đây là điều bình thường, không có gì đáng lo ngại. Chứng hôi miệng khi ngủ dậy có thể hết ngay sau khi bạn đánh răng.

Hôi miệng dù đã đánh răng 

Nếu như bạn vẫn bị hôi miệng dù đã đánh răng, rất có thể đó là do các nguyên nhân như:

  • Bệnh dạ dày: Bệnh đau dạ dày có các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng dó luồng hơi có mùi đi từ dạ dày lên khoang miệng.
  • Sâu răng: Vi khuẩn tấn công ăn mòn men răng cũng khiến cho hơi thở có mùi hôi. Đặc biệt khi vi khuẩn tấn công đến tủy, mùi hôi miệng sẽ vẫn duy trì dù bạn có đánh răng bao nhiêu lần.
  • Viêm Amidan: Viêm Amidan khiến cho cổ họng bị đau, khó nhai nuốt, gây khó khăn trong điều tiết nước bọt. Bên cạnh đó, sỏi amidan được tạo thành do vi khuẩn tích tụ cũng sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi.

Hôi miệng khi mang thai 

Phụ nữ mang thai xuất hiện cảm giác buồn nôn, ốm nghén có thể khiến cho hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết và ăn nhiều thức ăn do cảm giác thèm ăn cũng là những yếu tố gây hôi miệng khi đang mang thai.

Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Trẻ em thường có thói quen vệ sinh răng miệng kém, ăn nhiều đồ ngọt khiến cho vi khuẩn phát triển, tấn công men răng. Ngoài ra, trẻ em cũng dễ mắc các bệnh như viêm nướu, viêm xoang cấp tính nên cũng khiến cho miệng bé bị hôi. Viêm đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân khiến bé bị lở miệng, nướu đỏ và hơi thở có mùi hôi. Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng… cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi.

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng có đúng không? 

Theo các chuyên gia nghiên cứu và phân tích, không có loại ký sinh trùng nào trực tiếp gây ra bệnh lý hôi miệng. Do vậy, cho đến hiện tại, chúng ta có thể tạm thời hiểu rằng hôi miệng có thể do ký sinh trùng dán tiếp (sâu răng) gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết và hiện tại chưa có tài liệu khẳng định chính xác nguyên nhân này.

III. Hôi miệng vì sao? Các nguyên nhân gây hôi miệng 

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, dưới đây là tổng hợp 15 triệu chứng và nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất:

1. Hôi miệng do di truyền 

Bệnh hôi miệng do di truyền nghĩa là ở bố mẹ bị hôi miệng thì khả năng cao con cũng sẽ bị hôi miệng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ai cũng sẽ bị hôi miệng nếu như biết cách chăm sóc đúng. Hôi miệng có di truyền không hiện tại chưa có nghiên cứu nào có thể xác nhận chính xác. Tuy nhiên có rất nhiều căn bệnh về mũi họng ảnh hưởng trực tiếp đến mùi hơi thở.

Nếu như bố mẹ, con cái mắc các bệnh viêm xoang, đau dạ dày… thì nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Hôi miệng vì sâu răng lâu năm

Sâu răng là bệnh lý răng miệng gây tổn thương nghiêm trọng tới bề mặt răng do vi khuẩn tấn công. Khi sâu răng tới tủy, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, khó khăn trong việc ăn uống.

Khi bạn bị sâu răng, các lỗ sâu nhỏ sẽ hình thành và gây mùi khó chịu. Nếu để lâu năm, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng, lan tới tủy răng gây hoại tử, ảnh hưởng tới nướu và khoang miệng. Lúc này, miệng sẽ bốc mùi nặng hơn và khó kiểm soát được.

Thậm chí, ngay cả khi bạn đã xử lý sâu răng bằng cách chữa tủy và trám, bọc răng thì hôi miệng vẫn có thể tái phát. Một số trường hợp vật liệu trám hay mão sứ không tương thích với răng hoặc quá trình bọc sứ bị kênh, hở viền nướu cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.

3. Hôi miệng vì lưỡi trắng 

Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi có màu trắng đục, màu trắng bắt nguồn từ nấm, tế bào chết dính trên bề mặt lưỡi. Nếu như lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn hay sau khi thức dậy sẽ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn, nấm bám vào. Hiện tượng lưỡi trắng cũng xảy ra khi mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm vùng miệng, bạch cầu, ung thư…

Ngoài ra, lưỡi trắng có mùi hôi là tình trạng thường thấy ở những người bị mất nước, khô miệng (điển hình là lúc ốm). Chính vì vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để chấm dứt tình trạng hôi miệng lưỡi trắng.

Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng. Nếu như bạn không vệ sinh lưỡi trong một thời gian thì lưỡi sẽ bị đóng bợn trắng, gây hôi miệng.

4. Hôi miệng do hở van dạ dày 

Hở van dạ dày gây nhiều cơn đau vùng thượng vị, đau cuống họng, buồn nôn, ợ hơi, bên cạnh đó còn đi kèm với tình trạng hôi miệng. Thông thường, sau khi nạp thức ăn vào dạ dày, dịch vị pepsin và axit clohydric được tiết ra kết hợp với hoạt động co bóp để tiêu hóa thực phẩm. Khi hở van dạ dày, mùi thức ăn đang tiêu hóa sẽ đi lên thực quản gây hôi miệng.

Ngoài ra, trào ngược axit lên thực quản khi bị hôi miệng do hở van dạ dày cũng sẽ gây tình trạng đắng miệng, tạo ra mùi hôi khó chịu.

5. Hôi miệng và chảy máu chân răng 

Kém sức khỏe răng miệng : Khi một người không đánh răng hay xỉa / mình răng thường xuyên, mẩu thức ăn còn lại trong miệng có thể bị hỏng và gây mùi hôi thối. Chăm sóc răng miệng không tốt có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong miệng, gây ra mùi hôi. Mảng bám tích tụ trên răng cũng có thể dẫn đến tình trạng không lành mạnh được gọi là bệnh nha chu (nướu). Khi mảng bám cứng lại, nó được gọi là cao răng (vôi răng). Cao răng chứa vi khuẩn có thể gây kích ứng nướu và dẫn đến các bệnh về nướu. Dạng nhẹ của bệnh nướu răng được gọi là viêm nướu ; Nếu viêm nướu không được điều trị, nó có thể tiến tới viêm nha chu.

Hôi miệng dai dẳng hoặc có vị hôi trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng (nha chu). Bệnh nướu răng là do sự tích tụ của mảng bám trên răng. Vi khuẩn là nguyên nhân hình thành độc tố gây kích ứng nướu. Nếu bệnh nướu răng tiếp tục không được điều trị, nó có thể làm hỏng nướu và xương hàm.

6. Hôi miệng đắng miệng 

Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng và thuốc lợi tiểu, có thể gây khô miệng (xem ở trên), có thể gây hôi miệng. Các loại thuốc khác có thể dẫn đến hôi miệng có thể bao gồm triamterene ( Dyrenium ) và paraldehyde.

7. Hôi miệng viêm xoang 

Khi bị viêm xoang, dịch nhầy và mủ tồn đọng trong các hốc xoang có thể chảy xuống cổ họng. Dịch tiết đem theo vi khuẩn, virus tấn công vào trong khoang miệng và đường hô hấp dưới khiến hơi thở xuất hiện mùi khó chịu.

Ngoài ra, dịch nhầy từ mũi chảy xuống có thể tồn đọng trong cổ họng làm cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày. Một lượng nhỏ thức ăn sẽ được giữ lại trong cổ họng và bị vi khuẩn phân hủy dẫn đến hôi miệng.

Ngoài ra một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng khi bị viêm xoang như:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Bị bệnh nha chu, bệnh viêm amidan
  • Có tiền sử bị bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản

8. Hôi miệng viêm họng hạt 

Khi bạn bị viêm họng hạt thì trong vòm họng, khoang miệng của bạn sẽ tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau bám xung quanh khu vực họng. Kết hợp với việc đưa thức ăn vào trong cơ thể thì sẽ tạo ra các sản phẩm có chứa hợp chất của lưu huỳnh gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Ngoài ra, không chỉ có viêm họng hạt mới gây ra hôi miệng mà ngay cả khi bị viêm amidan hay bất cứ bộ phận thuộc đường hô hấp mà bị viêm nhiễm thì đều gây ra hôi miệng. Đặc biệt, khi họng bạn có nhiều dịch đờm, lượng dịch càng nhiều bao nhiêu thì hơi thở của người bệnh cũng sẽ càng hôi bấy nhiêu đấy.

9. Hôi miệng răng lung lay, chảy máu chân răng 

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân:

  • Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp
  • Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng/ lạnh
  • Làm chân răng lung lay, trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng.

90% trường hợp hôi miệng đến từ việc protein bị phá vỡ trong khoang miệng. Nếu bạn bị hôi miệng do vấn đề răng miệng gây ra, hơi thở sẽ có mùi trứng thối. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng kém.  Hiếm gặp hơn, tình trạng miệng hôi có thể mang mùi rất khó ngửi, xuất phát từ nướu hoặc bề mặt lưỡi. Tình trạng này do sự mất cân bằng trong miệng hoặc quá trình phân hủy protein trên mô nướu hoặc lưỡi gây ra.

10. Hôi miệng sau khi bọc răng sứ 

Lắp răng sứ bị hôi miệng là tình trạng phổ biến gặp ở đa số trường hợp áp dụng phương pháp phục hình này. Nếu sau khi lắp răng sứ gặp tình trạng hôi miệng, Khách hàng có thể gặp một trong những trường hợp sau:

  • Đã mắc các bệnh lý răng miệng (vôi răng, sâu răng, khô miệng…) ngay từ trước đó, dẫn đến vấn đề hôi miệng do không điều trị dứt điểm.
  • Cầu răng không được làm đúng kỹ thuật, các mão răng không khít sát với răng thật gây khó vệ sinh.
  • Vị trí tiếp xúc giữa mão răng và trụ cầu thường xuyên lắng đọng thức ăn thừa.
  • Sử dụng răng sứ được làm bằng kim loại, sau một thời gian chịu sự tác động từ nước bọt, vi khuẩn, hóa chất…răng sứ kim loại bị oxy hóa, gây kích ứng cho răng thật và nướu, tạo ra mùi hôi khó chịu cho răng miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém, thiếu kiến thức chăm sóc răng miệng đúng cách, thức ăn thừa không được làm sạch hết dễ gây nên các mảng bám, gây ố vàng và mùi hôi trong khoang miệng.
  • Mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, viêm xoang, dạ dày…

11.  Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn

Trong các hội Nhổ răng khôn trên Facebook, có rất nhiều người thắc mắc nhổ răng khôn xong bị hôi miệng. Tại sao lại như vậy?

Bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh – Giám đốc chuyên môn tại Nha khoa Delia cho biết: “Bản chất của việc nhổ răng khôn không hề gây hôi miệng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị hôi miệng sau nhổ răng dù đã vệ sinh răng miệng kỹ, điều đó cho thấy rất có khả năng vết khâu đã bị nhiễm trùng. Biến chứng sau nhổ răng khôn rất dễ xảy ra, xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Chạm lưỡi vào vế thương, khiến cho cục máu đông bị vỡ ra, gây chảy máu kéo dài
  • Bác sĩ khâu vết thương không khít, hở khoảng trống bên trong khiến thức ăn mắc vào và gây mưng mủ, có dịch vàng kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Dụng cụ nhổ răng không được sát trùng đảm bảo, khiến vết thương bị nhiễm trùng, sưng viêm …

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ hiện tượng bất thường như sưng đau, chảy mủ và hôi miệng sau nhổ răng khôn, hãy tới ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và làm sạch vết thương, tránh gây biến chứng về sau.

>>> Tham khảo chi tiết tại bài viết: Bọc răng sứ có gây hôi miệng không?

12. Hôi miệng vàng răng 

Vàng răng, hôi miệng không phải là bệnh trầm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống và tâm lý.

Những nguyên nhân gây hôi miệng vàng răng:

  • Thức ăn sót lại trong miệng giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi;
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc uống nhiều cà phê, nước chè. Hút thuốc lá
  • Các bệnh nhiễm trùng và nướu răng.
  • Tuổi: Khi tuổi cao, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu.
  • Thuốc: Một số thuốc kháng sinh, thuốc chữa dị ứng làm răng đổi sang màu vàng.
  • Di truyền: Một số người có hàm răng vàng do yếu tố di truyền, hoặc một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng từ lúc sơ sinh.

13. Hôi miệng có cục trắng 

Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng cổ họng có hạt trắng li ti, đó có khả năng là biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (hay còn gọi là viêm Amidan). Bệnh nhân bị viêm họng hạt sẽ khiến cho cổ họng có hạt trắng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa rát cổ họng, nuốt vướng, họng bị sưng đỏ. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên bị ho, khạc ra đờm có màu trắng vào buổi sáng. Đặc biệt, cổ họng có cảm giác bị khô, rát. Bệnh nhân bắt buộc phải uống nước liên tục mới cảm thấy dễ chịu ở họng hơn.

Rất có thể các rãnh đó chính là ngách của amiđan. Các hạt màu trắng hoặc vàng nhạt phọt ra, có mùi hôi gọi là bã đậu amiđan, tên khoa học gọi là sỏi amiđan.

Các hạt sỏi này ở trong các ngách của amiđan và được tạo thành từ tế bào lymphô sống hoặc đã bị thoái hóa, cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và các vi sinh vật.

Sỏi amiđan có nhiều khi amiđan bị viêm mãn tính. Trong một số trường hợp các hạt sỏi này không gây triệu chứng gì. Đa số trường hợp sỏi amiđan gây ra nuốt vướng, rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, và cũng là một trong những nguyên nhân làm hơi thở hôi.

14. Miệng hôi mùi cá ươn

Nếu hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu như mùi cá rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về thận, bởi thận chịu trách nhiệm thải độc từ máu bằng cách tạo ra nước tiểu, khi chúng hoạt động không hiệu quả sẽ không thải ra khỏi cơ thể được. Kết quả là gây nên mùi hôi tanh khó chịu vì thận yếu ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Đây là một bệnh lý y khoa hiếm gặp nhưng rất đáng để lưu ý. Bệnh này làm cơ thể và hơi thở có mùi đặc biệt giống như mùi cá. Hiện tượng này do cơ thể mất khả năng phân hủy một cách phù hợp trimethylaminuria, là chất có trong một số thức ăn. Sau đó có sự tích tụ trimethylaminuria rồi giải phóng ra bên ngoài bằng mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể chẩn đoán xác định bệnh này nếu nghi ngờ.

15. Ăn tỏi hôi miệng 

Tỏi là loài thực vật thuộc họ Lilly. Chúng sản sinh các chất sulfuric tạo ra mùi và vị riêng biệt rất giống với các hợp chất do các vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng sinh ra. Có hai cơ chế khiến tỏi gây nên mùi hôi cho hơi thở:

  • Thứ nhất là khi ăn, các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ vào trong miệng và ngay lập tức làm cho hơi thở có mùi tỏi. Những hợp chất này sẽ ở lại trong miệng cho đến khi chúng ta chải, xỉa, cạo hoặc súc ra ngoài.
  • Thứ hai, tỏi ảnh hưởng đến hơi thở thông qua phổi. Hợp chất làm hơi thở có mùi tỏi thoát ra từ phổi là Allyl methyl sulfide (AMS). AMS là một chất khí được hấp thụ vào máu trong quá trình chuyển hóa của tỏi và đến phổi qua đường máu.

Đôi khi, AMS còn được tiết qua tuyến mồ hôi ở các lỗ chân lông da. do vậy không chỉ hơi thở mà cả người cũng rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Do đó, rất khó loại bỏ hoàn toàn hơi thở hôi mùi tỏi. Hiệu ứng này chỉ chấm dứt khi nào cơ thể đã thải ra toàn bộ hợp chất Sulfuric bốc mùi. Quá trình này có thể tốn nhiều giờ, thậm chí là cả ngày.

Hợp chất Sulfuric khi đã ngấm vào trong máu thì không có phương pháp hữu hiệu nào giúp loại bỏ ngay mùi hôi khó chịu này. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là che giấu nó bằng một mùi khác mạnh hơn như:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine, hydrogen peroxide hoặc cetylpyridinium chloride giúp ngăn ngừa hôi miệng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày trong thời gian từ 2 phút trở lên cho mỗi lần. Hãy mang theo bàn chải và kem đánh răng bên mình nếu bạn thường xuyên ăn tỏi hoặc hành tây. Tuy vậy, đánh răng chỉ làm sạch bề mặt chứ không thể làm sạch cả vùng kẽ răng. Do vậy, tốt nhất là nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

IV. Bị hôi miệng phải làm sao? 

Nếu bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm về chứng bệnh hôi miệng, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc răng miệng thật tốt theo hướng dẫn sau đây:

  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Đánh răng sau khi ăn (giữ bàn chải ở cơ quan hoặc trường học để chải sau bữa trưa). Đừng quên chải lưỡi. Thay bàn chải đánh răng mỗi 2 đến 3 tháng hoặc sau khi bị bệnh. Dùng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng để loại bỏ các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng mỗi ngày một lần. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn hai lần một ngày. Răng giả nên được tháo ra vào ban đêm và làm sạch kỹ lưỡng trước khi đặt vào miệng vào sáng hôm sau.
  • Gặp nha sĩ thường xuyên – ít nhất hai lần một năm. Họ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng và làm sạch răng chuyên nghiệp và sẽ có thể phát hiện và điều trị bệnh nha chu, khô miệng hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng.
  • Ngừng hút thuốc và nhai các sản phẩm làm từ thuốc lá. Hãy hỏi nha sĩ của bạn để biết các mẹo để loại bỏ thói quen này.
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giữ cho miệng của bạn ẩm. Nhai kẹo cao su (tốt nhất là không đường) hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) cũng kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi các mảnh thức ăn và vi khuẩn. Tốt nhất là gôm và bạc hà có chứa xylitol.
  • Ghi lại các loại thực phẩm bạn ăn. Nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể gây hôi miệng, hãy mang nhật ký đến nha sĩ để xem xét. Tương tự, hãy lập danh sách các loại thuốc bạn dùng. Một số loại thuốc có thể đóng vai trò tạo ra mùi hôi miệng.

1. Hôi miệng nên ăn gì? 

Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm miệng. Các loại hoa quả chứa vitamin C giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, giúp ngăn khô miệng.

Vitamin C có nhiều trong kiwi, cam, bưởi, chanh, dâu tây, việt quất. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể nhai vỏ chanh đã rửa sạch 1 – 2 lần/ ngày để hơi thở luôn thơm mát.

Một số loại thực phẩm bạn có thể sử dụng giúp loại bỏ vấn đề hơi thở có mùi khó chịu như: Sơ ri, cải xà lách, táo, cải bó xôi, rau mùi tây, và nên tập thói quen uống nhiều nước.

2. Hôi miệng không nên ăn gì?

Cafe và socola là hai loại thực phẩm người hôi miệng không nên sử dụng khi bị hôi miệng vì đặc tính có trong cafe có tính năng nhuộm màu răng. Sự nhuộm màu răng này không gây ra tác hại nghiêm trọng trong cơ thể, nhưng lạm dụng sẽ oxy hóa hệ men răng tự nhiên, bào mòn men trắng của răng.

Trong hành, tỏi có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao. Trong quá trình chế biến thành thức ăn sẽ xảy ra quá trình oxy hóa lưu huỳnh với oxi tự nhiên ngoài không khí. Bản chất lưu huỳnh là một chất có mùi hôi rất nồng nên khi trực tiếp  dùng sẽ đọng lại trên răng miệng và vành môi.

3. Hôi miệng ngậm gì? 

– Nhai thảo mộc như mùi tây, bạc hà, húng quế: Các loại thảo mộc có thể sử dụng tạm thời giải pháp “chữa cháy” này nếu như tình trạng hơi thở có mùi kéo dài và gây quá nhiều phiền toái.

– Nước chanh khử hơi thở có mùi hôi: Uống nước chanh thường xuyên không chỉ giúp diệt khuẩn mà có khả năng làm giảm mùi hôi trong khoang miệng. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

– Gừng: Pha trà gừng giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng dễ dàng. Trà gừng giúp đánh bật mùi hôi và trả lợi hơi thở dễ chịu.

– Lá mùi tàu: Lá mùi tàu thơm hắc, có vị the. Trong y học cổ truyền, lá mùi tàu có tác dụng trục hàn tà, thanh uế, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, giải khi trướng, và kích thích tiêu hóa. Do đó, nếu miệng bị hôi nguyên nhân do các vấn đề liên quan dạ dày, lá mùi tàu có thể giải quyết được vấn đề này.

4. Hôi miệng uống thuốc gì?

Chlorhexidine: Chlorhexidine là một chất hóa học khử trùng, có hiệu quả chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc có hai loại phương thức hoạt động chống lại vi khuẩn là kìm khuẩn và diệt khuẩn. Thuốc ở nồng độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn và ở nồng độ thấp làm cho vi khuẩn không hoạt động. Thuốc cũng có tác dụng chống lại các dạng nấm và virus. Bạn nên tránh để thuốc có nồng độ cao vào tai và mắt.

Cetylpyridinium chloride (CPC): Cetylpyridinium chloride hầu như được sử dụng ở dạng viên ngậm, nước súc miệng, thuốc đánh răng, thuốc xịt thơm miệng, thuốc xịt họng và thuốc xịt mũi. Nó là một chất hóa học khử trùng và hoạt động chủ yếu bởi cơ chế diệt khuẩn (giết chết vi khuẩn và các vi khuẩn khác có tính chất tương tự). Thuốc cũng có hiệu quả trong việc bảo vệ răng chống lại mảng bám và viêm nướu răng.

Ranitidine: Trào ngược axit là một tình trạng trong đó các chất lỏng và các chất được tiêu hóa trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ra hơi thở hôi hoặc chứng hôi miệng. Ranitidine có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng này và có sẵn trên thị trường dưới thương hiệu Zantac. Thuốc này là thuốc chẹn histamin và làm giảm sản xuất axit trong dạ dày.

5. Bài thuốc trị hôi miệng đông y hiệu quả

♦ Cách 1: Trị hôi miệng đơn giản bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng sát khuẩn nên chữa hôi miệng rất tốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, lá bạc hà còn có tính mát, mùi thơm kháng khuẩn giúp lưu giữ hơi thở sạch và thơm mát cho bạn.

Cách thực hiện:

– Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc có thể sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn như những loại rau khác.

– Nếu không ăn sống được thì bạn có thể sử dụng lá bạc hà đã rửa sạch, sau đó cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt bạc hà. Lấy nước cột bạc hà pha với 1 ly nước ấm và bỏ thêm một ít muối vào dùng để súc miệng hàng ngày. Sau 2-3 ngày bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong hơi thở của mình.

♦ Cách 2: Mẹo trị hôi miệng hiệu quả với chanh

Chanh là loại trái cây chứa nhiều axit và vitamin C nên có tác dụng khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả. Đồng thời còn giúp răng bạn trở nên trắng sáng hơn.

Cách thực hiện:

– Dùng vỏ chanh tươi tại nhà để trị hôi miệng cũng rất hiệu quả: Thực hiện vô cùng đơn giản, rửa sạch vỏ chanh sau đó cắt nhỏ rồi nhai thật kĩ sau đó là nuốt.

– Sử dụng nước cốt chanh: Dùng nước cốt chanh kết hợp với muối để súc miệng hàng ngày hoặc có thể dùng chải cả răng và lưỡi bằng hỗn hợp này 2 lần/ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng hôi miệng.

♦ Cách 3: Chữa hôi miệng bằng lá mùi tàu (Ngò gai)

Lá mùi tàu hay còn gọi là ngò gai, là nguyên liệu không thể thiếu đi kèm với các món ăn hàng ngày. Lá mùi tàu có thể chữa được nhiều bệnh như cảm cúm, ho, đầy hơi, không tiêu, … và đặc biệt là chữa hôi miệng vô cùng tuyệt vời.

Cách thực hiện:

Sử dụng một nắm lá mùi tàu, rửa sạch sau đó cắt nhỏ và sắc lấy nước đặc. Để nước nguội sau đó cho thêm một ít muối vào khấy tan rồi dùng súc miệng mỗi ngày. Không những giúp đánh bay mùi hôi miệng mà còn mang lại cho bạn hơi thở thơm mát nhờ tinh dầu có trong lá mùi tàu.

♦ Cách 4: Trị hôi miệng bằng gừng vô cùng đơn giản

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài công dụng chữa cảm cúm, lạnh bụng, … thì gừng còn có công dụng trị hôi miệng rất hiệu quả mà ít ai biết tới.

Cách thực hiện: Dùng củ gừng tươi để nguyên vỏ rửa sạch, sau đó thái lát và cho vào nước đun sôi khoảng 5-10 phút để các chất trong gừng được hòa tan vào nước. Dùng nước này để nguội và súc miệng hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha một ấm trà xanh sau đó thái vài lát gừng bỏ vào và dùng để uống hàng ngày cũng rất tốt.

V. Hôi miệng khám ở đâu? 

Vì phần lớn các chứng hôi miệng có liên quan đến miệng (90%), nên nhân viên nha khoa là người điều trị đầu tiên khi thực hiện điều trị răng/nha chu và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cá nhân. Kháng sinh có khả năng làm giảm hôi miệng và chất che dấu mùi cũng nên được sử dụng tạm thời.

Để điều trị hôi miệng tận gốc, bạn cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Nếu nguyên nhân do cao răng, mảng bám hay các bệnh lý nha khoa, bạn cần thăm khám định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để răng miệng luôn khỏe mạnh, ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn hơi thở khó chịu.

Nếu như bạn cảm thấy có biểu hiện hôi miệng, hãy tới ngay cơ sở Nha khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và xử lý triệt để tình trạng này. Nha khoa Delia là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín chuyên điều trị các loại bệnh lý răng như: hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu, mất răng….

Bạn có thể tới địa chỉ Nha khoa Delia gần nhất để được kiểm tra:

Hà Nội:

  • 265 Tôn Đức Thắng, Đống Đa
  • Hotline: 0763.29.6666

Hồ Chí Minh:

  • Số 15 đường 6 – Khu đô thị Hà Đô, Cổng 118 đường 3/2, P12, Q10
  • Hotline: 0783.29.6666

Liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn hoặc đặt lịch khám theo form đăng ký dưới đây!

BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
BS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN tại Nha Khoa Delia

- Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội chuyên Răng Hàm Mặt

- Bác sĩ nội trú Bệnh Viện Đại Học Y ( 2007-2011)

- Giám đốc chuyên môn nha khoa Delia

- 15 kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống nha khoa lớn trên toàn quốc

- Chuyên gia sứ thẩm mỹ

- Thành viên Hiệp Hội Nha Khoa Châu Âu ESCD

Tin cùng chuyên mục
Liên hệ trực tiếp
Chỉ cần đặt lịch hẹn để nhận trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.
0763.29.6666
Tư vấn miễn phí